Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 10 năm 2018 | 11:24

Thu tiền tỷ trên đất cát bạc màu

Thời vụ trồng củ cải trắng chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11 (âm lịch), thế nhưng, tại Hà Tĩnh, nhiều nông dân và hợp tác xã (HTX) gần như quanh năm sản xuất và thu lợi từ loại cây trồng này.

cu-cai3.jpg
Trồng củ cải trên cát, HTX Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) ước thu trên 1 tỷ đồng.

 

Trồng rau trên đất cát

Thạch Văn là xã vùng biển bãi ngang của huyện Thạch Hà, có hơn 200ha đất hoang hóa bạc màu. Biến khó khăn thành lợi thế, năm 2013, Thạch Văn triển khai thí điểm mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát hoang hóa, bạc màu với diện tích 12,5ha theo phương thức bàn giao cho các HTX, tổ hợp tác trực tiếp sản xuất.

Anh Nguyễn Văn Hòa, Tổ trưởng HTX Thuận Hòa chia sẻ, do sản xuất trên cát nên ban đầu thực hiện người nông dân gặp nhiều khó khăn. Vụ đông năm 2017 gặp bão, lụt, mưa lớn liên tiếp khiến nhiều lứa rau bị hư hại, mất trắng. Không nản lòng, xã viên kiên trì đầu tư giống, phân bón, ngày công để gieo trồng lại. Sau hai vụ đầu thất bại, vụ rau thứ ba của HTX thành công ngoài mong đợi. Không chỉ củ cải, các loại rau đều đạt năng suất cao, giá cả ổn định.

Theo tính toán, bình quân 1ha trồng củ cải cho thu nhập 120 - 150 triệu đồng/lứa, mỗi lứa kéo dài 45 ngày. Không cho đất nghỉ, sau khi thu hoạch, người dân tiếp tục triển khai sản xuất gối vụ. HTX có 17 xã viên, tính ra mỗi xã viên có thu nhập trung bình 60 - 80 triệu đồng/năm.

Theo anh Hòa, ngoài củ cải, HTX đang tiến hành sản xuất một số giống rau màu trái vụ. Đây là hướng đi mới bởi rau trái vụ sẽ có giá bán cao, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Ngoài yếu tố cần cù, chịu khó,  tâm huyết thì vấn đề kỹ thuật và yếu tố đầu ra quyết định đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt được hiệu quả, người dân phải nắm vững quy trình sản xuất an toàn của từng loại giống; chủ động sản xuất theo mùa vụ và thị trường tiêu thụ. Phát triển sản xuất vụ đông theo hướng hàng hóa, đa dạng hóa các loại cây trồng.

“Liều lĩnh” trồng rau công nghệ cao

Mạnh dạn trong phát triển sản xuất, kinh doanh, cách đây 4 năm, HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung (Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) đã “liều lĩnh” đầu tư công nghệ để trồng rau trên cát. Đến nay, rau, củ đã mọc lên xanh mướt trên vùng cát trắng bạc màu.

Bà Trần Thị Việt Hà, Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung tâm sự: “Bắt đầu khai hoang vùng cát trắng năm 2014 theo dự án của tỉnh, với diện tích 10,5ha, HTX đối mặt với nhiều khó khăn, cũng đã từng thất bại. Tuy nhiên, kinh nghiệm sau nhiều năm sản xuất và ứng dụng công nghệ tưới hiện đại nên năng suất rau, củ, quả được nâng lên hàng năm. Năm nay, chỉ tính riêng vụ củ cải trái vụ, lợi nhuận của HTX ít nhất cũng đạt 1 tỷ đồng. Hiện, HTX tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng (chưa kể làm thêm). Vào thời vụ thì thu hút 50-60 lao động”.

Hiện nay, HTX sử dụng nguồn nước ngầm tại cánh đồng rau bằng cách đào các hố thu nước ngầm có dung tích tương đương 5.000m3 phục vụ tưới cho 1 modul (3ha). Kỹ thuật tưới phun mưa, phun sương và tưới nhỏ giọt được HTX áp dụng với từng loại rau và từng thời điểm phù hợp.

“Tùy từng loại rau sẽ áp dụng tưới phun mưa, hoặc phun sương hoặc nhỏ giọt, song tất cả đều được kiểm soát mức độ thời gian và lượng nước tưới đảm bảo khoa học phù hợp nhu cầu phát triển của cây trồng, hạn chế cây trồng ngã đổ. Ngoài ra, nguồn phân chuồng được HTX tận dụng từ chăn nuôi gà (900 con gà thương phẩm) và thu mua thêm tại địa phương để ủ. Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, nên hầu như HTX không phải sử dụng phân bón hóa học”, bà Hà chia sẻ thêm.

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top