Anh Nguyễn Quốc Phong nghiên cứu, thử nghiệm trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Đây là mô hình trồng rau sạch công nghệ cao có quy mô đầu tiên ở Đà Nẵng.
Với mong muốn sản xuất ra những loại nông sản sạch tốt cho sức khỏe, trong điều kiện quỹ đất đô thị ngày càng hạn hẹp, anh Nguyễn Quốc Phong (Nguyễn Công Trứ, Đà Nẵng) đã quyết định bỏ ngang công việc ở tập đoàn viễn thông để nghiên cứu, thử nghiệm trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Đây là mô hình trồng rau sạch công nghệ cao có quy mô đầu tiên ở Đà Nẵng.
Bỏ việc, về nhà tìm giải pháp trồng rau sạch
Việc từ bỏ một công việc kỹ sư công nghệ thông tin thu nhập 25 triệu đồng/tháng ở Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel gần 01 năm qua, để thử nghiệm giải pháp trồng rau sạch khiến anh Nguyễn Quốc Phong bị không ít người chê “khùng”.
Anh Phong chia sẻ: "Trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp và nhu cầu bức thiết về an toàn thực phẩm như hiện nay, việc đầu tư trồng rau sạch là hướng khả thi. Suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp, anh thấy giải pháp thủy canh sẽ giải được bài toán trên".
Anh tự tìm hiểu mô hình thủy canh trên mạng, rồi thiết kế một mô hình thủy canh đơn giản cho gia đình. Tận dụng những vật liệu có sẵn bằng ống nhựa, sau khi thử nghiệm thành công, anh liên hệ khảo sát mô hình tại Đà Lạt, tìm kiếm đối tác, vật tư, với giá cả thấp nhất. Sau đó, tìm kiếm vật tư nông nghiệp công nghệ cao chuyên dụng cho thủy canh. Hiện, anh đang thực hiện hệ thống thủy canh dùng công nghệ thủy canh NFT, đây là công nghệ tối ưu nhất trong thủy canh.
“Cuối năm 2016, mô hình bắt đầu có những khách hàng đầu tiên. Khách hàng ban đầu, thử nghiệm mô hình là hai người bạn thân. Khi đưa mô hình lên mạng, một giám đốc tại Đà Nẵng cảm thấy thích thú với mô hình đã yêu cầu tôi lắp đặt tại nhà của ông. Sau đó, cả 3 rất bất ngờ, hài lòng với sản phẩm mang lại”- anh Phong chia sẻ.
Rau sạch cho nhà phố
Hiện mô hình khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của anh Phong cung cấp giải pháp trồng rau sạch mang tên H2O Farm theo quy trình chăm sóc, dinh dưỡng và hạt giống theo giải pháp tiêu chuẩn châu Âu. Mô hình này phù hợp với nhu cầu trồng rau sạch của người dân các đô thị.
Sau gần 1 năm thực hiện, đã tạo được việc làm cho 4-5 lao động thường xuyên, đang chăm sóc cho gần 50 mô hình “rau nhà phố” tại Đà Nẵng và 3 dự án trồng rau thủy canh thương mại với diện tích hơn 2.000m2 .
Bà Trần Thị Anh Thư, một người dân ở Đà Nẵng cho biết, trước đây gia đình bà đã trồng các loại rau bằng các khay nhựa hoặc hộp xốp nhưng tốn thời gian để tưới cây và bảo vệ khỏi các loại sâu bệnh, chuột. Do đó, gia đình bà đã lắp đặt vườn rau thủy canh của Công ty H20 Farm có diện tích 6m2 trên sân thượng từ 8 tháng nay để cung cấp rau sạch cho gia đình.
“Tôi đã đầu tư 10 triệu để lắp đặt hệ thống thủy canh gồm ống nước, giàn, máy bơm và hạt. Gia đình tôi không cần phải mua các loại rau ở bên ngoài bởi vì vườn đã cung cấp rất nhiều. Trồng rau công nghệ cao thực sự thích hợp với những hộ muốn sử dụng rau an toàn”. – bà Thư cho biết.
Hiện tại, trung bình mỗi tháng Công ty nhận thêm 10 đơn hàng để lắp đặt thiết kế theo mô hình này. Tính đến thời điểm hiện tại, sau gần một năm, mô hình có tổng doanh thu chừng 1 tỷ đồng, thu lợi nhuận khoảng 30%.
“Hiện, công ty đang tiếp tục đầu tư dự án phát triển hơn. Đối với tôi, khi khởi nghiệp ngoài đam mê phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tìm kiếm mô hình, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ, quan trọng sản phẩm làm ra phải giải quyết những vấn đề mà xã hội đang cần, thực sự cần...”, anh Phong chia sẻ.
Công ty cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm phát triển hệ thống rau sạch trên nền công nghệ IOT (Internet of Things), đưa tính năng theo dõi và chăm sóc rau bằng điện thoại thông minh (smartphone). Thông qua ứng dụng được cài đặt trên hệ điều hành Android hoặc iOS, khách hàng có thể bật, tắt các thiết bị như máy bơm, tưới phun sương, kéo rèm che nắng và theo dõi các thông số như cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm giá thể, lượng dinh dưỡng chỉ với một vài thao tác trên điện thoại.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.