Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, sẽ diễn ra tại Lâm Đồng, ngày 30/7.
Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, được tổ chức tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 30/7 tới, là dịp để Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp nông nghiệp và các hiệp hội ngành nghề cùng nhìn lại, đánh giá tình hình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp về các kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân và đề xuất, giải pháp thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả hơn trong thời đại mới.
Phát biểu tại buổi họp báo chuẩn bị cho Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, Việt Nam là nước có lợi thế và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến cuối năm 2017, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có đặc thù là phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như: quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp; ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý. Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung chưa cao. Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp còn rất hạn chế, mới chỉ ở bước đầu phát triển…
"Với mục tiêu tìm giải pháp hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mở đường cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực trọng yếu này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị Toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp", Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho hay.
Nông nghiệp là lĩnh đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam là nước có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đến cuối năm 2017, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Thủy sản là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất, đạt 8,3 tỷ USD, tiếp đến là hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD…
Tính hết quý II/2018, ước tính cả nước có khoảng hơn 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.
Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hướng đến 5 mục tiêu lớn: Thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc đối với lĩnh việc nông nghiệp Việt Nam, lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển; Truyền tải những điểm mới của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tới cộng đồng doanh nghiệp; Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia, hiệp hội về những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị đối với Chính phủ; Trả lời, đối thoại giữa các Bộ trưởng/ Thành viên Chính phủ với các doanh nghiệp, Hiệp hội và Chuyên gia. Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đề ra hành động của Chính phủ thông qua một Nghị quyết của Chính phủ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…