Hơn 2 năm gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, hàng trăm tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông ở Đà Lạt và vùng phụ cận đã tiếp tục phát huy năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tăng 10- 15% sản lượng tiêu thụ
Phóng viên làm việc với Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phước Lộc (xã Xuân Thọ) khi HTX này vừa gắn thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên tất cả sản phẩm rau, hoa đưa ra thị trường các vùng miền trong nước.
Đây là thương hiệu độc quyền được UBND TP. Đà Lạt xét cấp với đầy đủ hệ thống tiêu chí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Trong đó, với các tiêu chí về hình thái, màu sắc, chiều dài, độ tươi… của hoa cắt cành; quy trình sản xuất đạt chuẩn VietGAP của rau các loại. HTX trực tiếp khai thác, cung ứng khoảng 70% khối lượng vật tư, phân bón đầu vào phục vụ sản xuất đạt chuẩn hữu cơ và bao tiêu 60- 65% sản lượng đầu ra của nông hộ thành viên.
Ông Nguyễn Đức Bình, Phó giám đốc HTX này cho biết: Qua gần một năm kiện toàn và đi vào hoạt động, HTX đã ổn định và trên đà phát triển sản xuất 20ha rau, hoa của 18 nông hộ thành viên. Cụ thể: gồm 12ha rau, hoa sản xuất công nghệ cao trong nhà kính và 8ha rau, củ, quả sản xuất theo hệ tưới phun tự động ngoài trời, giảm hơn 70% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật so với phương pháp sản xuất thông thường.
Tính đến tháng 6/2019, sản phẩm rau, hoa gắn thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” ở HTX Nông nghiệp Phước Lộc đạt lợi nhuận trung bình 300 triệu đồng/ha rau ngoài trời và từ 500 triệu đồng/ha trở lên đối với rau, hoa trong nhà kính. Kết quả rõ nét nhất khi gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” là tỷ lệ rau, hoa tiêu thụ theo hợp đồng của HTX tăng thêm 10- 15% về sản lượng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2018; đồng thời, tiếp tục nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm đối với nhiều đối tác trong nước.
Tương tự vào cuối năm 2018, cánh đồng hoa cẩm tú cầu 2ha của nông gia Nguyễn Văn Trung ở thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, được công nhận mô hình du lịch canh nông và gắn thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, lượng du khách tìm đến tham quan nhiều hơn. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch tham quan mỗi ngày trung bình 200 lượt người tăng lên 500- 600 lượt người.
Chủ nhân Nguyễn Văn Trung chia sẻ: “Cánh đồng hoa cẩm tú cầu của chúng tôi đạt tiêu chuẩn chứng nhận khu du lịch canh nông, gắn thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” về quy mô diện tích, vị trí giao thông thuận tiện, quy mô đầu tư nâng cấp hạ tầng, giao thông nội bộ, thiết kế các hạng mục xây dựng hài hòa với thiên nhiên, quy trình canh tác hoa cẩm tú cầu theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo chất lượng môi trường trong lành cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm và trải nghiệm… Bên cạnh duy trì các tiêu chí đã đạt được, trong năm tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư mở rộng hơn nữa cánh đồng hoa cẩm tú cầu nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch canh nông ngày càng phát triển đối với du khách trong nước và quốc tế.”
Quy chế quản lý thương hiệu
Theo Phòng Kinh tế Đà Lạt, đến cuối tháng 6/2019, Phòng đã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình UBND thành phố cấp gần 250 Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Cụ thể gồm 203 chứng nhận sản phẩm hoa, 32 chứng nhận sản phẩm rau, 14 chứng nhận cà phê Arabica và 1 chứng nhận du lịch canh nông. Trong đó chiếm 90% chứng nhận sản phẩm ở địa bàn Đà Lạt, 10% chứng nhận sản phẩm còn lại ở địa bàn các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà. Thời gian cấp chứng nhận kể từ tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, đơn vị, cá nhân là 7 ngày ở Đà Lạt và 10 ngày ở 4 huyện này.
Mục tiêu 6 tháng cuối năm 2019, Phòng Kinh tế Đà Lạt sẽ phối hợp với Phòng kinh tế hạ tầng, Hội Nông dân các cấp và chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn thủ tục cấp mới khoảng 150 chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” cho tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh rau, hoa, cà phê Arabica và du lịch canh nông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Đặc biệt, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy chế quản lý thương hiệu “Đà Lạt- Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng được giao hỗ trợ các địa phương lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình, đề án để thực hiện quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả an toàn thực phẩm khi sử dụng nhãn hiệu đặc trưng của vùng cao nguyên Langbiang này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…