Theo phản ánh của một số doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), có bằng chứng cho thấy một nhóm doanh nghiệp Trung Quốc đang điều khiển thị trường hồ tiêu của Việt Nam những ngày gần đây.
Cụ thể, một số công ty xuất khẩu hồ tiêu đều có hiện tượng nhóm doanh nghiệp Trung Quốc đến đặt mua. Điều bất thường là doanh nghiệp đặt giá nào họ cũng đồng ý mua và yêu cầu ký hợp đồng. Sau đó, họ thuê khách sạn ở gần trụ sở các công ty này và liên tục hối thúc thực hiện hợp đồng.
Theo thông lệ, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền đặt cọc sau 3 ngày kể từ khi ký hợp đồng, nhưng quá hạn đều không chuyển và giải thích nguyên nhân trì hoãn là do ngân hàng đang kiểm tra hồ sơ.
Hiện, giá tiêu tại một số vùng trồng chủ lực như Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… dao động quanh mức 86.000-90.000 đồng/kg. (Ảnh minh họa: KT) |
Vì biết các công ty phải gấp rút gom hàng từ nhà cung ứng để thực hiện hợp đồng nên cùng thời gian này, nhóm doanh nghiệp Trung Quốc cũng toả đi các địa phương để thu mua và hứa bán cho đại lý với giá thấp hơn giá thị trường.
Các đại lý này thấy lãi tốt nên đồng ý mua ngay để bán lại cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thực hiện bán một phần nhỏ với giá thấp trong thời gian rất ngắn. Sau đó, họ kêu không có hàng rồi đẩy giá thị trường tăng nóng và bán ngược lại cho đại lý.
VPA đề nghị “doanh nghiệp thận trọng khi thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp mua bán hạt tiêu của Trung Quốc”, bởi tuy cách làm này không mới nhưng đang gây nhiều hệ luỵ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ nhất, các công ty xuất khẩu tập trung thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp Trung Quốc nên “bỏ quên” các thị trường khác, nhưng sau đó khi phía thương lái không thực hiện hợp đồng thì các công ty vừa thiệt hại về doanh số, vừa mất uy tín với đối tác truyền thống.
Thứ hai, doanh nghiệp Trung Quốc gây lũng đoạn thị trường, tạo giá cả biến động trồi sụt liên tục khiến thương lái trong nước không dám mua bán, ảnh hưởng đến các giao dịch giữa nhà cung ứng với nhà xuất khẩu.
Thứ ba, doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi lớn từ việc làm giá theo ý đồ của họ, bởi hoạt động mua bán này không đúng theo quy luật thị trường.
Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá hồ tiêu trong nước có xu hướng lao dốc từ đầu năm ngoái, khi diện tích vùng trồng tăng đột biến. Giá tiêu đen xô dao động ở vùng giá 130.000 đồng/kg vào giữa tháng 3/2016, sau đó tăng lên 180.000 đồng/kg vào giữa năm. Từ đó đến cuối năm, giá hồ tiêu luôn trong tình trạng giảm sâu.
Giá tiêu mới thoát khỏi vùng đáy trong vòng 6 năm trở lại đây, nhưng vẫn có biểu hiện lên xuống bất thường từ cuối tháng 7 đến nay. Hiện, giá tiêu tại một số vùng trồng chủ lực như Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… dao động quanh mức 86.000-90.000 đồng/kg.
Hầu hết các hộ sản xuất hồ tiêu đang dự trữ số lượng lớn để chờ giá lên. Các đại lý mua cầm chừng hơn vì tâm lý không muốn trữ hàng, chưa kể một lượng lớn đã mua vào ở mức giá 110.000 đồng/kg hồi tháng 3 không thể bán ra càng khiến thị trường khó bật lên./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…