Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 8 năm 2017 | 10:24

Tiềm năng xuất khẩu gạo trực tiếp vào Singapore còn khá lớn

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Singapore, trong đó có mặt hàng gạo, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo cùng với 8 doanh nghiệp hàng đầu sang Singapore vào đầu tháng Tám này.

Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

 

Đoàn đã làm việc với các cơ quan chức năng của Singapopre như Bộ Công Thương (MTI), Cục doanh nghiệp quốc tế (IES) và Cục kiểm dịch kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA) để tìm hiểu về chính sách quản lý, tình hình xuất nhập khẩu, cơ chế trung chuyển đối với mặt hàng gạo tại Singapore.

Đặc biệt, đoàn cũng làm việc với các hệ thống siêu thị phân phối bán lẻ lớn nhất Singapore như NTUC Fair Price, Giant, Sheng Siong, Hiệp hội rau quả, để thiết lập quan hệ và cơ chế hợp tác lâu dài, tìm hiểu cơ chế mua hàng cũng như tìm hiểu cách thức làm thế nào để đưa trực tiếp hàng hóa Việt Nam bày bán tại hệ thống siêu thị này thay vì thông qua các thương nhân quốc tế.

Qua các buổi làm việc và khảo sát thực tế tại thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu rõ được chính sách quản lý mặt hàng gạo của Singapore, nhu cầu thị hiếu của thị trường, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cũng như cách thức để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống siêu thị của Singapore.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bộ phận mua hàng của các siêu thị và doanh nghiệp phân phối hàng đầu của Singapore để tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm gạo của mình, về khả năng cung cấp cũng như khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả.

Ông Lê Xuân Minh, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, cho biết đợt xúc tiến tìm hiểu thị trường lần này cho thấy tiềm năng và nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm gạo chất lượng cao của Việt Nam, đặc biệt là gạo thơm sang Singapore còn khá lớn.

Trong khi đó, bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty ​Tr​ách nhiệm hữu hạn Lương thực-Thực phẩm Long An, bày tỏ mong muốn có thể ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các nhà bán lẻ của Singapore mà không cần phải thông qua các trung gian là thương nhân quốc tế như trước kia nhằm giúp công ty tăng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng như gạo, miến, mỳ, phở... từ 15.000 tấn/năm hiện nay lên xấp xỉ 25.000 tấn/năm.

Về phía Singapore, đại diện các cơ quan hữu quan, hệ thống siêu thị cũng như doanh nghiệp phân phối của nước này nhìn chung đều có đánh khá tốt về chất lượng hàng nông sản Việt Nam và cho biết hiện đã có rất nhiều hàng hóa của Việt Nam được bày bán tại hệ thống siêu thị của họ tại Singapore như gạo, thủy sản, rau quả.

Riêng đối với mặt hàng gạo, hiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore chiếm 20% thị phần tại nước này (với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 80 triệu SGD, 80.000-90.000 tấn/năm), là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 3 vào Singapore chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan.

Các loại gạo nhập khẩu chủ yếu của Singapopre hiện nay là gạo trắng, gạo thơm, gạo Thái Hom Mali, gạo lứt hoặc gạo nâu, gạo nếp, gạo đồ và gạo tấm; trong đó Việt Nam hiện xuất khẩu sang Singapore chủ yếu là gạo trắng chiếm khoảng 81%, gạo nếp chiếm 14% và gạo tấm 7%.

Ông Lim Hock Leng, Giám đốc điều hành Hệ thống siêu thị Sheng Siong, cho biết doanh nghiệp này đã nhập khẩu gạo Việt Nam từ năm 2010.

Ngoài ra, trong hệ thống siêu thị của Sheng Siong còn có các sản phẩm khác của Việt Nam như hàng tạp hóa, rau quả.

Ông Lim Hock Leng nhấn mạnh: "Nhìn chung, thị trường Singapore khá ưa chuộng các loại gạo của Việt Nam. Có thể thấy rằng từ năm 2010 đến nay, doanh số bán gạo của Việt Nam tại hệ thống siêu thị Sheng Siong đã có xu hướng tăng lên. Gạo Việt Nam rất cạnh tranh về giá và có chất lượng cao."

Hiện phía Singapore cho biết vẫn có nhu cầu và tiếp tục đa dạng hóa nguồn nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới vì nước này hàng năm phải nhập khẩu đến hơn 90% lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Do vậy, để có thể xuất khẩu nhiều hơn nữa và đưa trực tiếp mặt hàng gạo của Việt Nam vào hệ thống siêu thị Singapore, vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Ngoài ra, phía Singapore cho biết sẵn sàng hợp tác với Bộ Công Thương, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức Hội chợ hay Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống các siêu thị vào năm tới để góp phần tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có chất lượng cao đến người tiêu dùng Singapore./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top