Trong khi làm dịch vụ ấp nở con giống gia cầm, có người đến bán chim công, ông Khởi mua 1 đôi, không ngờ, chim công đã cho ông thu nhập “khủng”.
Ông Nguyễn Hữu Khởi, thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh), cho biết, gia đình ông có 720m2 đất vườn, chủ yếu để ấp nở con giống gia cầm; dịch vụ thuốc thú y.
Ông Khởi chăm sóc đàn chim công 4 tháng tuổi.
Cách đây vài năm, có người đến bán 1 đôi chim công, ông Khởi mua chơi, sau đó cho ấp nở để nhân giống làm cảnh. Khách hàng của gia đình, bạn bè đến chơi, ông đều biếu, hoặc bán, cứ như vậy, cùng với gà vịt, đàn chim công cứ tăng dần.
Do đàn chim công ngày càng phát triển, ông Khởi đã hợp tác với bạn bè, mở rộng diện tích trang trại. Hiện, ngoài 720 m2 tại gia đình, ông Khởi còn có nông trại chung với bạn 1.400m2, cách nhà 3 km; vừa là khu tham quan du lịch, vừa là nơi chăn thả đàn công.
Hiện, mỗi năm nông trại có trên 200 chim công, từ 2 tháng tuổi trở lên, và 100 con bố mẹ 4 năm tuổi. Theo đó, giá chim con 2 triệu đồng/con; loại 1- 2 năm tuổi 3 –4 triệu đồng/con.
Chim công đến 4 năm tuổi thì đẻ thành thục, mỗi năm đẻ một lứa, tuổi thọ của chim công khá cao: 30 -35 năm. Hàng năm, đàn chim bố mẹ vẫn phải tuyển lựa dần, trong quá trình nuôi, nếu thấy không mọc được lông, vẹo mỏ, hoặc què, phải loại bỏ làm chim thịt, giá 5 – 6 triệu đồng/con.
Đa phần, khách đặt hàng ông đều đến tận nơi, hỗ trợ công tác chăm sóc, thú y. Khách ngoại tỉnh, cũng có khi phải đến tận nơi, nhưng phần lớn trao đổi qua mạng Internet.
Đôi chim công trên 10 năm tuổi tại nông trại
Khách mua là người dân trên cả nước, xa nhất là Đà Lạt, gần nhất là người dân trong tỉnh như: Thuận Thành, Quế Võ, TP. Bắc Ninh. Chủ yếu khách mua về để làm cảnh, người mua ít nhất 1 đôi, nhiều thì 2, 3 đôi.
“Hàng năm, chim công chưa đến kỳ sinh sản đã có khách đặt hàng. Song, có người gửi lại trang trại nuôi đến 6,7 tháng tuổi mới bắt (trả thêm tiền chăm sóc). Để quản lý, chăm sóc cả 2 khu vực nói trên, thường xuyên có 4 lao động, lương bình quân 7 – 8 triệu đồng/người/tháng”, ông Khởi cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…