Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 | 11:3

Tiêu hủy gần 3 triệu con heo bị dịch tả châu Phi

Theo số liệu thống kê của Cục Thú y, tính đến cuối tháng 6/2019, bệnh dịch tả heo châu phi (DTHCP) đã xảy ra ở 4.420 xã, 463 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2019, ngành chức năng tiêu huỷ gần 3 triệu con heo.

Hội thảo “An toàn sinh học và giải pháp phòng chống bệnh DTHCP tại các tỉnh, thành phố phía Nam” được Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức tại Đồng Nai sáng 28/6 với sự góp mặt của nhiều chuyên gia, cơ quan quản lý, người chăn nuôi, nhằm tìm ra giải pháp phòng chống DTHCP.

Chăn nuôi an toàn sinh học

Tại hội thảo, đại diện Cục Chăn nuôi đã có tham luận bàn về những giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Cụ thể, an toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp bao gồm cả kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi, hệ sinh thái. Việc chăn nuôi an toàn sinh học theo đại diện Cục Chăn nuôi sẽ giúp ngăn chặn được nguồn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào đàn vật nuôi. Giảm bớt sự lây lan những mầm bệnh từ trong đàn vật nuôi ra môi trường xung quanh.

Ban tổ chức trao đổi với các đại biểu tham dự tại hội thảo
Ban tổ chức trao đổi với các đại biểu tham dự tại hội thảo.

Cùng vấn đề về chăn nuôi an toàn sinh học, đại diện Công ty CP Việt Nam cho rằng, bệnh DTHCP xuất hiện tại Trung Quốc từ tháng 8/2018 với tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ heo chết cao lên đến 100%. Mặt khác, không có vắcxin phòng chống, do đó, muốn phòng chống tốt dịch bệnh phải thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.

Cụ thể, về con người, tất cả những người khi đến trại, vào trại đều phải sát trùng ở cổng bảo vệ, sát trùng đồ ở tủ UV, thay ủng của trại và tiến hành cách ly 15 phút mới vào trong trại. Tuyệt đối không mang quần áo, giày dép từ bên ngoài vào trong trại.

Mặt khác, về xe vận chuyển, tất cả các xe đi tối đa 1 ngày 1 chuyến. Tất cả các xe khi vào trại đều được kiểm tra vệ sinh theo tiêu chuẩn. Tất cả các dụng cụ trang thiết bị mang vào trại phải sát trùng 100% bằng cồn ominicide hoặc tủ UV, cách ly 48 tiếng trước khi mang xuống khu vực sản xuất.

Có mặt tại hội thảo, Công ty Liên doanh TNHH Anova nêu ra các giải pháp an toàn sinh học phòng chống DTHCP. Theo đó, đại diện Công ty Anova cho rằng, cần phải thực hiện các biện pháp như khu chăn nuôi phải biệt lập với khu vực xung quanh, được phân chia giữa khu sạch và khu bẩn. Người, xe khi ra vào trại phải khử trùng tại cổng, thay đồ bảo hộ mới được ra vào khu vực chăn nuôi. Đồng thời, có khu vực cách ly cho thú bệnh, thú mới nhập trại. Trong đó, thú khoẻ mới được nhập trại, đóng đàn khi có bệnh truyền nhiễm ở các khu vực chung quanh. Bên cạnh đó, khâu quản lý vệ sinh khử trùng công nhân và khách thăm quan cùng các vật tư khi đưa vào trại.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Công ty Anova đưa ra các biện pháp thực hiện công tác này. Cụ thể, cần tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy ký sinh trùng định kỳ, công tác vệ sinh chuồng trại định kỳ, cuối kỳ theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Mặt khác, phải cách ly con bệnh để chăm sóc riêng. Vệ sinh kim, ống tiêm, thu gom, xử lý, tiêu huỷ xác chết, tăng sức kháng bệnh đặc biệt trong thời điểm khi thời tiết thay đổi, lúc có dịch bệnh trong khu vực.

 

Giải pháp cụ thể tại thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai

Được biết đến là thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước, thời điểm xảy ra DTHCP trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 6/2019 đã xảy ra 126 hộ/trang trại chăn nuôi thuộc 34 ấp trên 22 xã của 6 huyện. Cũng tính đến hết tháng 6/2019, toàn tỉnh đã tổ chức tiêu huỷ hơn 21.000 con heo.

Công tác vệ sinh, khử trùng, một trong rất nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh.
Công tác vệ sinh, khử trùng, một trong rất nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh.

Hiện tỉnh Đồng Nai đã sử dụng 962.000 kg vôi với hơn 35 lít thuốc sát trùng để tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các nơi công cộng có nguy cơ phát tán dịch bệnh. Bên cạnh đó, thường xuyên phổ biến đến người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại, trại chăn nuôi, khu vực xung quanh trại chăn nuôi để phòng tránh dịch bệnh.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật. Cụ thể, toàn tỉnh đã thành lập 7 chốt kiểm dịch động vật cấp tỉnh để kiểm soát các khu vực trọng điểm có phương tiện vận chuyển heo vào Đồng Nai. Bên cạnh đó, các huyện cũng thành lập các chốt kiểm soát vận chuyển nội bộ. Tính riêng từ 25/2 đến 16/6 đã kiểm tra tổng cộng hơn 5.000 xe vận chuyển heo qua địa bàn với hơn 770 nghìn con heo. Trong đó, có 859 xe với hơn 158 nghìn con heo được vận chuyển từ các tỉnh, thành đến tiêu thụ tại Đồng Nai.

Đối với việc xử lý các ổ dịch, Đồng Nai đã có những giải pháp cụ thể như tiêu huỷ ngay đàn heo bệnh theo quy định. Thực hiện việc tiêu độc, sát trùng tại các hộ, trang trại chăn nuôi. Lấy mẫu xét nghiệm bệnh DTHCP để xác định nguyên nhân xuất hiện mầm bệnh và sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn. Ban hành nhiều quyết định công bố dịch, trong đó xác định vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm.

Bên cạnh các giải pháp cụ thể nêu trên, việc phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, bệnh DTHCP chưa có vắcxin phòng bệnh, đường lây truyền của mầm bệnh phức tạp, vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao.

Mặt khác, công tác khai báo, cung cấp thông tin của cơ sở chăn nuôi về tổng đàn vật nuôi và tình hình dịch bệnh còn chưa đầy đủ, kịp thời. Việc tiêu huỷ đàn lợn với số lượng lớn rất vất vả, gây áp lực cho cán bộ thực thi nhiệm vụ. Cùng với đó, việc lựa chọn địa điểm và xử lý hố chôn gặp nhiều khó khăn do số lượng vật nuôi bị tiêu huỷ khá lớn, đặc biệt trong thời điểm mùa mưa.

 

 

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top