Tìm mọi biện pháp thích ứng cho sản xuất trong tình hình mới
Hiện, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được các địa phương kiểm soát tương đối tốt, xác định phải “sống chung” với dịch bệnh nên các tỉnh miền Trung đã chủ động trong phát triển kinh tế và chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới.
Nghệ An sáng tạo thu hút đầu tư cho trạng thái bình thường mới
Trước diễn biến phức tạp và sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua, Nghệ An một mặt làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, mặt khác lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành cũng tìm mọi biện pháp để phát triển kinh tế và chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới.
Ông Bùi Duy Đông - Giám đốc Trung tâm NAPC nói: "Trước đây, bình quân mỗi tháng Trung tâm thường tư vấn hỗ trợ cho 2-3 nhà đầu tư FDI và hàng chục dự án trong nước, nhưng bước sang năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế đều bị tạm hoãn hoặc chuyển hình thức hoạt động, không nhiều nhà đầu tư FDI đến được Việt Nam và Nghệ An nói riêng. Cơ hội để Nghệ An giới thiệu, tiếp thị các ngành nghề lợi thế, cần thu hút đầu tư ra thị trường và các đối tác bị giảm thiểu ở mức thấp nhất".
Về phía các nhà đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã phải thay đổi lại chiến lược sản xuất, kinh doanh. Thay vì tìm kiếm cơ hội tại các diễn đàn đầu tư lớn, các nhà đầu tư FDI tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua kênh trực tuyến hoặc các dự án, nhà đầu tư đến trước.
Nắm bắt từ tình hình thực tiễn, Trung tâm NAPC, Nghệ An tận dụng công nghệ phần mềm và chuyển đổi số từng bước đổi mới NAPC từ tổ chức tiếp xúc theo chiều rộng là mở hội nghị, giới thiệu gặp mặt định kỳ sang xúc tiến theo chiều sâu, có trọng tâm chuyên đề hoặc đối tác; cam kết đồng hành với nhà đầu tư doanh nghiệp từ khi tiếp xúc hình thành ý tưởng/dự án đầu tư cho đến triển khai đầu tư, thuê đất, lắp đặt thiết bị nhà xưởng và cuối cùng là đi vào sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm ra thị trường.
Ngoài các phần việc trên, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư mới khó vào khảo sát tìm hiểu nên Nghệ An ưu tiên giải pháp hỗ trợ tư vấn tại chỗ để các nhà đầu tư đã vào Nghệ An có kế hoạch mở rộng, nâng quy mô dự án. Lợi thế của tư vấn tại chỗ là nhà đầu tư thông thạo thủ tục nên việc điều chỉnh nâng công suất, mở rộng dự án đầu tư nhưng thủ tục vô cùng thuận lợi. Tiêu biểu là một số dự án lớn ở Nghệ An như Goertek Vina, sau khi hoàn thành thủ tục đầu giai đoạn 1 đã quyết định nâng công suất dự án đầu tư lên gấp đôi. Công ty Hoàng Thịnh Đạt sau khi hoàn thành cơ bản tiếp quản dự án hạ tầng KCN Hoàng Mai 1, đang xúc tiến đầu tư KCN Hoàng Mai 2, ông Bùi Duy Đông – Giám đốc NAPC cho biết thêm.
Hà Tĩnh: Tìm đầu ra cho cam trong thời điểm dịch bệnh Covid-19
Theo dự kiến, vụ cam năm nay của Hà Tĩnh được mùa với sản lượng khoảng trên 30.000 tấn quả, để tìm đầu ra cho sản phẩm này người dân và chính quyền địa phương đã linh hoạt kết nối thị trường, đưa cam lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ.
Anh Nguyễn Tiến Hoàng (thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh) phấn khởi cho biết: “Nếu như năm ngoái vườn cam của gia đình cho thu hoạch khoảng 8 tấn, thì năm nay ước thu khoảng trên 17 tấn. Cam sai quả, mẫu mã đẹp, chúng tôi đang hy vọng một vụ mùa bội thu”.
Theo ông Nguyễn Xuân Thê - Bí thư Đảng ủy xã Đức Lĩnh: “Toàn xã hiện có gần 400 ha cam cho thu hoạch. Năm nay, năng suất cam bình quân đạt khoảng 16 tấn/ha, cao hơn năm ngoái 5 - 6 tấn/ha.
Theo Phòng NN&PTNT Vũ Quang, toàn huyện hiện có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.000 ha cho thu hoạch. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc người dân chủ động chăm sóc và tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nên cam cho năng suất cao. Ước tính, sản lượng cam của toàn huyện đạt khoảng gần 30.000 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2020). Đây cũng là vụ cam được mùa nhất từ trước đến nay. Với giá cam bình quân khoảng 20.000đ/kg nông dân Vũ Quang sẽ thu về hơn 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vụ thu hoạch cam năm nay lại đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vì thế các ngành chức năng và bà con nông dân đã tìm mọi biện pháp để tiêu thụ được sản lượng cam của mùa này.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Nguyễn Trường Thọ cho biết, Vũ Quang sẽ là địa phương đầu tiên được tỉnh thực hiện chuyển đổi số sản phẩm cam và dự kiến đến cuối tháng 10 sẽ phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam ra mắt gian hàng cam Vũ Quang trên các sàn: Voso.vn (Viettel), Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Sendo (Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ)...
Ngoài ra, huyện cũng đã chỉ đạo Hội Nông dân tổ chức các buổi hội thảo liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên kết chuỗi, hỗ trợ bà con nông dân livestream bán hàng để linh hoạt tiêu thụ sản phẩm cam của địa phương".
Quảng Bình: Tiêu thụ sắn ở vùng nguyên liệu cho bà con
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vùng sắn nguyên liệu của bà con nông dân ở Quảng Bình đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, để dịch bệnh không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh tế, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc lưu thông, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ông Đoàn Quyết Chiến, Trưởng phòng Tổng hợp, Công ty CP Focosev Quảng Bình cho biết: Sau hơn 20 ngày phải tạm ngừng do dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn, từ ngày 16/9, được sự hướng dẫn kịp thời của UBND tỉnh, UBND huyện Bố Trạch và các sở, ngành liên quan, Công ty CP Focosev Quảng Bình đã hoạt động trở lại. Việc cho phép tái hoạt động thời điểm này thực sự rất kịp thời đối với doanh nghiệp khi mà một thời gian dài công ty phải xin gia hạn các đơn hàng, doanh thu giảm, lao động phải nghỉ việc. Bên cạnh đó, vùng nguyên liệu sắn của người dân bước vào thời kỳ thu hoạch, gặp nhiều khó khăn khi chưa tìm được đầu ra.
“Toàn huyện Bố Trạch hiện có 3.860ha sắn, trong đó có gần 1.000ha ở vùng trũng thấp, dễ bị ngập úng khi mưa lũ. Công ty CP Focosev Quảng Bình kịp thời đi vào hoạt động theo phương án sản xuất “3 tại chỗ” kịp thời thu mua ngay số lượng sắn nguyên liệu ở vùng thấp, tránh được thiệt hại cho bà con nông dân”, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Thủy chia sẻ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, đó là Công ty CP Focosev Quảng Bình đóng tại thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) và Nhà máy tinh bột Long Giang (Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh) ở xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh).
Sau khi phương án phòng, chống dịch được các cấp, ngành chức năng phê duyệt, Nhà máy tinh bột Long Giang cũng đã triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy theo mô hình “3 tại chỗ”; đồng thời khẩn trương thu mua sắn nguyên liệu cho nông dân với giá 2 triệu đồng/tấn, đem lại niềm vui cho nông dân vùng sắn nguyên liệu Quảng Ninh và Lệ Thủy.
Không để đứt chuỗi sản xuất đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của phát triển kinh tế, với sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và các chủ trương, văn bản hướng dẫn của các tỉnh thành, tạo điều kiện cho vận chuyển lưu thông hàng hóa, tìm mọi hình thức để kết nối nông sản đang được các tỉnh, thành chú trọng. Những biện pháp này cũng là một trong những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp cho trạng thái bình thường mới.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.