Quả bưởi nặng 7-8 kg, khi chín ngả màu vàng, được thương lái săn lùng bán Tết, với giá 700.000 - 1 triệu đồng.
Một gốc bưởi "thúng" sai quả ở xã Đạo Thạnh. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Ngô Văn Tám, Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho (Cần Thơ), có vườn bưởi 30 gốc, xen lẫn dừa. Cẩn thận kiểm tra từng trái, và dùng giấy báo quấn xung quanh, vừa che nắng, vừa để bưởi không bị xây xát vỏ. Do mỗi trái nặng 7 - 8 kg, ông Tám phải dùng dây cột, giữ để không gãy nhánh.
Những gốc bưởi 10 năm tuổi này, thoạt nhìn không khác mấy so bưởi da xanh truyền thống, nếu quanh thân không có hàng chục trái khổng lồ, đường kính khoảng 80 cm. Nhiều quả đã chin, da căng bóng, ngả sang màu vàng chanh.
Chủ vườn lý giải, do bưởi có kích thước khổng lồ, giống cái thúng, nên dân địa phương còn gọi là bưởi thúng. Bưởi chỉ cho trái mỗi năm một vụ, đúng dịp Tết, có vị chua nhạt, ăn không ngon như bưởi thường.
Nhưng do có vỏ màu vàng tươi, ruột màu đỏ, mang ý nghĩa may mắn, nên vẫn hút khách mua chưng Tết.
Để trái đạt kích thước lớn nhất, ông Tám thường xuyên tỉa bớt trái non, chỉ giữ lại mỗi cây khoảng 7-10 trái.
"Vườn có hơn 100 trái loại to, đã được thương lái đặt mua toàn bộ, với giá 500 - 700.000 đồng/trái. Tết năm nay, gia đình thu nhập khoảng 120 triệu đồng", ông Tám nói. Trước Tết Nguyên đán một tuần, thương lái sẽ đến vườn thu hoạch bưởi thúng, và đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Tây, TP. HCM.
Những người trồng bưởi thúng cho hay, đây là giống trái cây chưng Tết thuộc loại "độc lạ", nên các thương lái sau khi kết thúc vụ trước, sẽ làm hợp đồng bao tiêu vụ sau.
Nhiều người dân hiếu kỳ, lẫn thương lái trái cây, sau khi xem qua mạng, đã đến tận vườn hỏi mua giá cao, nhưng phải về tay không. Hiện, một số nhà vườn đã chiết nhánh, bán với giá khoảng 200.000 đồng/cây.
Mai vàng Cần Thơ giá “khủng” 900 triệu đồng/chậu
Hàng năm, mỗi dịp Tết đến, người trồng hoa cây cảnh ở Cần Thơ lại có dịp thu tiền tỷ, từ những vùng đất trống, vườn tạp…
Tận dụng đất trống, anh Lê Phi Công, ấp Thạnh Quới 2, xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, đã “nuôi” mai vàng, cây cảnh bonsai, bán cho thương lái, người chơi kiểng, thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Anh Công bên gốc mai trị giá hơn 900 triệu đồng
Năm 2004, cha của anh, ông Lê Tấn Đạt, cải tạo đất trống trồng mai, để tạo cảnh quan, và trưng Tết Nguyên đán.
Sau vài năm, người chơi kiểng, thương lái, đã đến hỏi mua, thấy được giá, ông bán dần, bán cây nào, trồng ngay cây khác, tạo lứa mai “dự bị”.
Từ đó, anh Công nhận thấy triển vọng từ cây cảnh, nên đã học hỏi cách chăm sóc cây cảnh, “nuôi” phôi, kỹ thuật cắt, uốn, sửa cành, tạo dáng…
Năm 2014, anh bắt đầu chuyển sang kinh doanh mai vàng. Anh cho biết: “Khi đời sống người dân nâng lên, bà con thích chơi hoa kiểng, nhất là mai vàng, hầu như dịp Tết nhà nào cũng có, vì vậy, tôi chuyển qua kinh doanh mai, cây cảnh”.
Theo anh, mai khá dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, không cần nhiều chi phí. Song, cây mai trong tự nhiên chỉ có 5 cánh, mau tàn, vì vậy, anh chọn trồng các giống mai giảo, nhiều cánh, bông to, đẹp và lâu tàn hơn mai tự nhiên.
Mai giống phải được sửa, quấn rễ, đến khi lớn, sẽ cho gốc (đế) đẹp, và càng “quái lạ”, người mua càng ưa thích.
Hiện, anh có hàng trăm cây mai vàng lớn nhỏ, trong đó, có khoảng 100 cây trên 16 tuổi, hoành thân 50-70cm. Đặc biệt, có cây hơn 90cm, có người hỏi mua với giá 900 triệu đồng, nhưng anh Công chưa bán.
Cùng với mai, anh còn mua bán thêm nhiều loại như: mai chiếu thủy, tùng, nguyệt quế, gừa,… Hiện, anh đã có hơn 50 tác phẩm bonsai nghệ thuật, do chính anh “nuôi” tạo.
Vì vậy, nghề hoa cây cảnh, mỗi năm cho gia đình anh Công hàng trăm triệu đồng. Riêng năm 2019, thu được hơn 1,4 tỉ đồng, lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.
ĐBSCL: Các làng hoa tất bật đón Tết
Là “thủ phủ” hoa của miền Tây, làng hoa Sa Đéc, đã có “thâm niên” hơn 100 năm, cung cấp hoa kiểng Tết cho các tỉnh, thành trong cả nước.
Đến nay, toàn TP. Sa Đéc có trên 500ha hoa kiểng, với 2.300 hộ đang sản xuất, kinh doanh với trên 2.000 chủng loại hoa kiểng; chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Nhà vườn chăm chút hoa để kịp cung ứng dịp Tết.
Những ngày này, về Sa Đéc, du khách như lạc vào xứ sở thần tiên, với muôn hoa rực rỡ. Điểm thu hút của làng hoa Sa Đéc là luôn đổi mới, sáng tạo, tiếp thu công nghệ và lai tạo ra nhiều giống hoa mới lạ như: đô la, ngân lượng, cúc lùn để bàn, dưa Pepino Nam Mỹ...
Làng hoa Sa Đéc năm nay cũng tung ra các loại hoa kiểng mới độc, lạ: hồng ngoại với trên 200 giống, cúc kim cương, violet, hồng ri, hoa hồng xanh, cúc tia, cúc đồng tiền mini siêu lùn...
Ông Trần Văn Tiếp, Chủ nhiệm Hội quán “Tôi yêu màu tím” ở TP. Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết: Năm nay, sẽ tiếp tục đưa ra thị trường các loại hoa kiểng “màu tím” là đặc sản của cơ sở.
Theo đó, Hội quán sẽ cung ứng hơn 100.000 chậu hoa; trong đó có nhiều giống hoa mới tiềm năng, như: con bướm xuân, cúc kim cương, dưa Nam Mỹ, lúa trồng trong chậu... và điều đặc biệt là, tất cả hoa kiểng đều mang màu tím.
Ngoài ra, ông Tiếp còn sang Nam Mỹ để mua giống, và trồng thành công dưa tí hon màu tím. Dưa cho nhiều trái, màu sắc tím đẹp, hương vị thơm ngon, vỏ mỏng, có thể bảo quản 15 - 20 ngày sau thu hoạch.
Để có thêm thu nhập từ nghề hoa kiểng, các nhà vườn Sa Đéc đang lồng ghép phát triển du lịch. Với thương hiệu và đặc sắc riêng, làng hoa Sa Đéc ngày càng hút khách du lịch tham quan, mua sắm, trải nghiệm thành phố hoa vùng sông nước.
Nhiều nơi đầu tư nhà màng, nhà lưới, phun tưới tự động, phục vụ sản xuất, chủ động tìm kiếm thêm nhiều giống hoa mới...
Hiện, ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, bà con rất phấn khởi, vì thời tiết thuận lợi, các loại hoa kiểng đang phát triển tốt. Những vườn hoa đã sẵn sàng “bung hàng”, chất lượng tốt nhất, để phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Có khoảng 18ha hoa kiểng, với hơn 230 hộ sản xuất. Hằng năm, làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ cung cấp hàng trăm ngàn chậu hoa, với khoảng 20 chủng loại: cúc, vạn thọ, cát tường, bách hợp, mai dạ thảo, hướng dương, bông giấy…
Bà Đỗ Thị Hoa, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, có hơn 30 năm kinh nghiệm làm hoa kiểng, cho biết, Tết năm nay bà trồng khoảng 10.000 chậu hoa các loại. Đặc biệt, sẽ cho “ra lò” một số hoa mới như: pha lê, cúc maragarita…
Với diện tích 650ha, làng hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) cũng đang tất bật vào mùa. Thế mạnh của làng hoa này là kiểng tạo hình, bon sai, mai vàng và hoa Tết.
Tết 2020, làng hoa kiểng Cái Mơn tung ra kiểng độc, hình chuột, từ cây tắc (cây hạnh, quất) hoặc từ cây xanh, bông trang…
Nghệ nhân Nguyễn Văn Công, cho biết, ông đang tạo hình kiểng để phục vụ Tết, đặc biệt hút hàng là kiểng tạo hình Tý (chuột), hiện, đã có hàng trăm đơn hàng. Ông Công bật mí, kiểng chuột năm nay được tạo hình với chiều cao 1,5m, giá 2 - 5 triệu đồng/chậu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…