Bến Tre là địa phương còn duy trì diện tích làm muối thương phẩm lớn thuộc tốp đầu cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác hiệu quả kinh tế nghề muối mang lại không cao, các diêm dân thì gặp khó vì giá thấp, tiêu thụ chậm.
Nông dân gặp khó
Diêm dân ở Bến Tre đang gặp khó về tiêu thụ muối.
Nhiều diêm dân làm muối ở ấp 2, xã Thạnh Phước, (Bình Đại, Bến Tre), phản ánh, 2 năm nay làm muối liên tục mất mùa, rớt giá. Bà Nguyễn Thị Kiệp (ở ấp 2), tâm sự, vụ muối năm nay làm vất vả, không có muối, do là trời nắng không nhiều, mây mù nhiều ảnh hưởng đến sản xuất rất nhiều. Giá muối năm nay thấp chỉ có 28.000 đồng/giạ (một giạ 45 kg). Giá muối giảm liên tục, nhiều người bỏ làm muối.
Còn theo ông Đào Văn Út, ở ấp Thạnh Phước, xã Bảo Thạnh, (Ba Tri, Bến Tre), dù muối đạt chất lượng khá nhưng chỉ bán ở mức 31.000 - 32.000 đồng/giạ. Hiện nay, nhiều diêm dân không bán được muối phải trữ lại tại ruộng khi nào giá lên mới bán.
Nghề làm muối ở Bến Tre tập trung ở các xã ven biển của huyện Ba Tri, Bình Đại. Những năm gần đây, đầu ra hạt muối bấp bênh nên diện tích muối giảm dần. Hiện, Bến Tre còn khoảng 1.400 ha, với hơn 1.000 diêm dân tham gia. Trong đó, ở huyện Ba Tri có khoảng 800 ha, chủ yếu ở xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, Tân Thủy.
Ông Trịnh Hoàng Be, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh, (Ba Tri, Bến Tre), cho biết, toàn xã có 600 ha muối, luân canh với nuôi thủy sản. Vài năm gần đây giá muối giảm hơn 10.000 đồng/giạ nên diêm dân thu nhập thấp. Lượng muối năm 2020 và năm nay còn tồn động vài chục nghìn tấn.
Cũng theo ông Be, thị trường tiêu thụ muối không ổn định, vì vậy phía xã nhờ các lãnh đạo, chính quyền cấp trên quan tâm tìm đầu ra để giúp diêm dân bán hết lượng muối tồn đọng. Hai năm gần đây, người dân làm nhiều về mô hình làm muối phủ bạt. Tuy nhiên, làm muối phủ bạt năng suất, sản lượng tăng hơn muối làm bình thường mỗi năm khoảng 30% nhưng giá cả chênh lệch không cao so với hạt muối thường nên khó nhân rộng.
Vận động người dân chuyển đổi
Do làm muối kém hiệu quả nên huyện Bình Đại không có chủ trương duy trì diện tích muối. Chính quyền địa phương đã vận động người dân chuyển qua nuôi thủy sản, trong đó ưu tiên nuôi tôm biển công nghệ cao hay mời gọi nhà đầu tư làm năng lượng tái tạo như điện khí, điện mặt trời.
Theo quy hoạch, tỉnh Bến Tre sẽ không nhân rộng diện tích muối thương phẩm mà chỉ duy trì đến năm 2030, vùng sản xuất muối tập trung khoảng 600 ha, chủ yếu ở huyện Ba Tri với sản lượng muối đạt 32.400 tấn/năm. Trong đó, chú trọng sản xuất muối chất lượng cao, gắn với nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, muối là một trong sản phẩm thiết yếu của cuộc sống nên không thể bỏ. Bến Tre phấn đấu duy trì diện tích muối hàng hóa, tiến hành xây dựng mô hình sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp, sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
Cũng theo ông Nam, trước hết phải có hợp tác xã, thứ hai phải liên kết với doanh nghiệp để kiếm đầu ra. Yêu cầu của doanh nghiệp là chúng ta phải triển khai mô hình muối này theo yêu cầu của thị trường. Muối bạt hay muối trên nền đất, mỗi loại khác nhau có lợi thế khác nhau. Thứ ba là ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao giá trị muối, giảm chi phí lao động, bớt lao động thủ công trên cánh đồng muối.
Có thể thấy, để duy trì diện tích muối cần thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng cơ giới hóa vào các quy trình canh tác muối và xây dựng chuỗi liên kết để giải quyết đầu ra theo hướng có lợi cho diêm dân. Để làm được điều này, chính quyền và ngành chức năng địa phương phải “vào cuộc” giải quyết những khó khăn, tồn đọng của nghề làm muối.
Bộ Công an ra Công điện ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt
Mới đây, Bộ Công an có Công điện gửi các cơ quan liên quan trực thuộc bộ về việc ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Theo Bộ Công an, do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn, cùng với tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021, tại vùng ĐBSCL, nhất là khu vực ven biển, đã xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ, giá nước ngọt tăng cao, ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân. Theo dự báo, trong tháng 4/2021 sẽ còn tiếp tục xảy ra một số đợt xâm nhập mặn gia tăng.
Để chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt xảy ra cục bộ, ổn định sản xuất và đời sống của người dân, Bộ Công an đề nghị Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại ĐBSCL.
Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo đảm an toàn cho nhân dân và công tác triển khai ứng phó trong lực lượng công an nhân dân.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chỉ đạo các đơn vị chức năng sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp với chính quyền, Công an địa phương kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó khi có yêu cầu nhằm bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân.
Xuất khẩu tôm vào thị trường châu Âu tăng mạnh
Những tháng đầu năm 2021, tình hình xuất khẩu tôm có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh tại thị trường châu Âu. Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là tôm) trên địa bàn trong quý I/2021 đạt 163 triệu USD, bằng 15% kế hoạch, tăng 6% so cùng kỳ.
Tại tỉnh Bạc Liêu, tổng kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 163 triệu USD, bằng 18% kế hoạch, tăng 8% so cùng kỳ (trong đó, tôm đông lạnh đạt 160 triệu USD, tăng trên 8% so cùng kỳ). Tương tự, một số tỉnh xuất khẩu tôm trọng điểm tại ĐBSCL như: Sóc Trăng, Kiên Giang… cũng tăng trưởng khả quan.
Theo thống kê ở các tỉnh ĐBSCL, kim ngạch xuất khẩu quý I tăng so với cùng kỳ nhờ tác động từ lợi thế của các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tôm vào các thị trường này tăng mạnh. Đặc biệt, xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau vào thị trường châu Âu tăng 154%, Canada tăng gần 15%, Australia tăng gần 41%, Thụy Sĩ tăng 568%.
Kéo theo việc kim ngạch xuất khẩu tăng thì giá tôm nguyên liệu đang ở mức khá cao nên người nuôi cũng phấn khởi. Theo thống kê của tỉnh Cà Mau, trong tháng 3/2021, tôm sú thương phẩm loại 20 con/kg giá 210.000 - 220.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg nuôi ao bạt có giá 103.000 - 113.000 đồng/kg; nuôi ao đất có giá 101.000 - 111.000 đồng/kg.
Lúa bị chuột, ốc bươu vàng phá hoại
Trong vụ đông xuân 2020-2021, diện tích lúa bị gây hại bởi chuột, ốc bươu vàng (OBV) và sâu năng tại các tỉnh, thành phía Nam có xu hướng tăng so với vụ đông xuân trước.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), cho biết, tổng diện tích bị nhiễm ốc bươu vàng (OBV) trong vụ đông xuân 2020-2021 là 5.418ha, tăng 2.115ha so với vụ đông xuân 2019-2020, với mật số phổ biến 2-4 con/m2, có 30ha có mật số trên 6 con/m2. OBV xuất hiện và gây hại phổ biến ở các tỉnh, thành: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Ðồng Tháp, Long An, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh…
Diện tích bị chuột gây hại là 6.294ha, tăng 55ha so với vụ đông xuân 2019-2020, với tỷ lệ gây hại phổ biến 5-7%, tỷ lệ gây hại trên 10% trên diện tích 102ha. Các tỉnh có chuột xuất hiện và gây hại phổ biến như Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Ðồng Tháp, Long An…
Trong khi đó, diện tích bị nhiễm sâu năng là 7.449ha, tăng 3.545ha so với vụ đông xuân năm trước, tỷ lệ gây hại phổ biến 10-20%, tỷ lệ trên 40% có diện tích 20ha. Các tỉnh có muỗi hành xuất hiện gây hại lúa như: Long An, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang…
Ốc bươu vàng là đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại trên lúa, lưu ý trên những cánh đồng không thoát nước được dễ bị OBV tấn công và gây hại. Còn chuột xuất hiện và gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của lúa, đặc biệt trong giai đoạn đứng cái - làm đòng nếu chuột gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây lúa.
Các địa phương cần thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, điều tra phát hiện nắm chắc tình hình diễn biến của các sinh vật gây hại lúa từ đầu vụ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…