Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 4 năm 2020 | 17:19

Tin ĐBSCL: Gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) vừa yêu cầu triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, chủ động tận dụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất, nuôi tôm nước lợ.

nuoi-tom-su-trong-ao.jpg
 Tổng cục Thuỷ sản đưa ra nhiều giải pháp để sản xuất tôm nước lợ.

 

Mới đây, Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh thành, các Hội, Hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan thông tin kịp thời và chỉ đạo sản xuất thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn và dịch.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần làm việc với các DN chế biến, hội/hiệp hội, hợp tác xã/tổ hợp tác, người nuôi và chính quyền địa phương trên địa bàn nhằm nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin; tổ chức sản xuất, chế biến và hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với diễn biến thực tế trong và sau khi dịch bệnh kết thúc.

Bên cạnh đó, cần khuyến cáo DN, người dân tối ưu hoá chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho chế biến.

Với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch cần hỗ trợ người dân kết nối với DN chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ sở đang nuôi với mật độ dày, tôm kích thước nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất.

Với diện tích chuẩn bị thả giống cần tiếp tục rải vụ, thả giống với mật độ thưa, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để hạn chế rủi ro, hạ giá thành nhằm chuẩn bị tốt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong quý II/2020 và các tháng tiếp theo. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trườg các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung để kịp thời khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.

Kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuất giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (bao gồm kiểm soát việc sử dụng ethoxyquin theo quy định của EU). Triển khai nghiêm việc đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy định của Luật Thủy sản 2017.

Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở địa phương, kịp thời thông tin tới doanh nghiệp và người nuôi tôm biết diễn biến nhu cầu của thị trường tiêu thụ để chủ  động điều chỉnh kế hoạch sản xuất thích ứng trước các biến động mới.

Phối hợp với các đơn vị chức năng như quản lý thị trường, công an… để quản lý chặt các khâu trong chuỗi sản xuất tôm. Kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật gây tâm lý hoang mang, thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.

Xâm nhập mặn ở mức cao trong tháng 4

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, ở khu vực ĐBSCL xâm nhập mặn đã tăng trở lại. Đợt xâm nhập mặn này kéo dài từ ngày 8 đến 15/4. Đỉnh điểm sẽ vào các ngày từ ngày 9 đến 13/4.

 

xnm-dbscl.jpg
 Đỉnh điểm sẽ vào các ngày từ ngày 9 đến 13/4.

 

Dự báo từ ngày 7 đến 10/4, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp xích đạo, có khả năng xuất hiện mưa rào và dông rải rác trên khu vực, trong cơn dông tiềm ẩn nguy cơ có lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mực nước thượng lưu sông Mekong có dao động nhỏ, trung hạ lưu lên chậm. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu tiếp tục lên theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,25m; tại Châu Đốc 1,40m, cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,1m.

Từ ngày 6-10/4, xâm nhập mặn tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức tương đương thời kỳ 10-15/3, riêng một số trạm ở Long An, Kiên Giang có độ mặn cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3-2020.

Từ ngày 11-15/4, xâm nhập mặn duy trì ở mức cao trong 1, 2 ngày đầu, sau giảm dần. Trong đợt mặn cao điểm từ 8-13/4, đỉnh điểm sẽ vào các ngày từ ngày 9 đến 13/4.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo các địa phương chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.

Xuống giống sớm đông xuân thắng lớn

Năm 2020, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL được xem là đạt mốc lịch sử. Song các địa phương đã chủ động xuống lúa giống sớm tránh hạn, mặn nên vụ đông xuân 2019 - 2020 tăng cao cả về sản lượng, năng suất.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, vụ đông xuân 2019 - 2020, toàn vùng Nam Bộ xuống giống khoảng 1,6 triệu ha, giảm 68.500 ha; năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha; sản lượng ước đạt hơn 11 triệu tấn.

 

nông-dân-tỉnh-long-an-thu-hoạch-lúa-vụ-đông-xuân-2019-2020.jpg
Các địa phương ở ĐBSCL chủ động xuống lúa giống sớm tránh hạn, mặn nên vụ đông xuân 2019 - 2020 tăng cao cả về sản lượng, năng suất.

 

Do được dự báo trước, vụ đông xuân gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn nên Bộ NN&PTNT đã chủ động điều chỉnh khung thời vụ cho từng địa phương, từng vùng hợp lý nhằm tránh hạn, mặn.

Theo đó, các địa phương đã xuống giống sớm hơn từ 10 đến 30 ngày so với vụ đông xuân trước. Việc xuống giống sớm công với việc sử dụng giống ngắn ngày, gieo cấy tập trung trong tháng 10 và 11 đã đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, thời tiết cũng thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Khi lúa trổ không bị mưa trái mùa dẫn đến tỷ lệ đậu hạt và năng suất cao, phẩm chất gạo tốt.

Theo ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, vụ lúa đông xuân 2019-2020, tỉn Long An gieo sạ hơn 227.000 ha, năng suất đạt 64,6 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019-2020); giá lúa tăng dẫn đến nông dân có lợi nhuận tăng, ước bình quân từ 15 - 20 triệu đồng/ha (cao hơn 2-3 triệu đồng/ha, so với vụ đông xuân 2018-2019). Ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong sản xuất vụ lúa hè thu và thu đông nhằm đưa sản lượng lúa của tỉnh đạt hơn 2,7 triệu tấn trong năm 2020.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết, vụ đông xuân này thành phố xuống giống hơn 79 nghìn ha, đến nay đã thu hoạch xong, năng suất đạt khoảng 72 tạ/ha, sản lượng hơn 1,3 triệu tấn. Điều đáng nói, năm nay năng suất và giá lúa đều tăng, nông dân thu lợi nhuận hơn 40%, cao nhất trong vòng bốn năm trở lại đây.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết, vụ hè thu 2020, vùng Nam Bộ dự kiến sẽ gieo sạ hơn 1,6 triệu ha, phấn đấu năng suất 56,41 tạ/ha và sản lượng đạt 9,18 triệu tấn. Khi bắt đầu thu hoạch khoảng 65% diện tích vụ đông xuân, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan đánh giá lại toàn bộ các diện tích, điều kiện nguồn nước của khu vực, từ đó chủ động bố trí thời vụ cho vụ hè thu sớm.

 

vụ-lúa-đông-xuân-2019-2020-toàn-tỉnh-long-an-gieo-sạ-hơn-227000-ha-đạt-9998-kế-hoạch-ảnh-baolonganvn.jpg
Nhiều tỉnh đang xuống giống vụ hè thu.
 

Trên cơ sở đó, những vùng thượng, vùng trung có thể gieo trồng sớm, những vùng ven biển sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế, điều kiện nguồn nước để có những điều chỉnh vụ hè thu 2020 cho phù hợp. Với phương án bố trí gieo trồng sớm hơn và khi chủ động được sản xuất vụ hè thu, sẽ sớm chủ động xây dựng được kế hoạch sản xuất vụ thu đông.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020 toàn vùng Nam Bộ có kế hoạch gieo sạ hơn 4,2 triệu héc-ta, phấn đấu năng suất hơn 60 tạ/ha, sản lượng gần 26 triệu tấn. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ khoảng bốn triệu héc-ta, năng suất 60,76 tạ/ha, sản lượng hơn 24 triệu tấn.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top