Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 6 năm 2020 | 15:12

Tin miền Trung: OCOP góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã và đang góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống ở nhiều địa phương ở miền Trung.

Nghệ An: 48 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
 
Tỉnh Nghệ An vừa công bố 48 sản phẩm OCOP năm 2019 đạt 3 sao trở lên. Đây là kết quả của các địa phương, đơn vị sau 1 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" theo Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Nghệ An có tất cả 48 sản phẩm đạt 3 sao trở lên được phân bố từ miền xuôi lên miền núi. Các sản phẩm đều là đặc sản của các vùng miền của Nghệ An.
 
4.jpg
Các sản phẩm đạt sao chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao như cà gai leo Pù Mát, tảo xoắn Quỳnh Lư...Ảnh: Xuân Hoàng
 
15 sản phẩm 4 sao được công nhận: Sản phẩm nước mắm hạ thổ của Công ty cổ phần Thủy sản Vạn Phần Diễn Châu; Sản phẩm hương trầm Liên Đức của Công ty TNHH Hương trầm Liên Đức; Sản phẩm chè xanh Thanh Chương của HTX NN và chế biến chè Thanh Đức; Sản phẩm tương Sa Nam của Hộ sản xuất: Hồ Thị Xuân Hương; Sản phẩm dệt thổ cẩm: Khăn, chân váy, khăn trải bàn của HTX làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến; Sản phẩm trà túi lọc Cà gai leo của CT CP Dược liệu Pù Mát; Sản phẩm Trà túi lọc dây thìa canh của CT CP Dược liệu Pù Mát; Sản phẩm trà túi lọc Giảo cổ Lam của CT CP Dược liệu Pù Mát; Sản phẩm trà linh chi ATC của CT CP đầu tư và sản xuất ATC; Sản phẩm nấm Linh chi ATC của CT CP đầu tư và sản xuất ATC; Sản phẩm rượu Mú Từn của CT TNHH một thành viên Long Lưu; Sản phẩm rượu đông trùng hạ thảo của CT CP khoa học xanh Hidumi Pharma; Sản phẩm tảo xoắn Spirulina michio của CT CP khoa học xanh Hidumi Pharma; Sản phẩm đậu tương lên men Nattokinaza của CT CP khoa học xanh Hidumi Pharma; Sản phẩm chả cá trích của CT CP Biển Quỳnh.
 
Ngoài ra, Nghệ An còn có 33 sản phẩm đạt 3 sao.
 
Hà Tĩnh phân bổ hơn 8 tỷ đồng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
 
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định về việc phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
 
7.jpg
Sản phẩm của HTX Chế biến hải sản Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh), một trong những sản phẩm được tỉnh hỗ trợ
 
Theo đó, UBND tỉnh phân bổ kinh phí hơn 8 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương xây dựng 24 sản phẩm OCOP.
 
Các đơn vị được hỗ trợ gồm: Đức Thọ hơn 1,77 tỷ đồng (hỗ trợ 7 sản phẩm); huyện Kỳ Anh hơn 4,1 tỷ đồng (hỗ trợ 8 sản phẩm); huyện Hương Sơn hơn 2,12 tỷ đồng (hỗ trợ 9 sản phẩm).
 
UBND tỉnh yêu cầu các tổ chức, cá nhân có sản phẩm được hỗ trợ thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định; các địa phương có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đúng quy định theo Điều 15, Điều 16, Quyết định số 868/QĐ-UBND, ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh.
 
 
Hà Tĩnh: Khai trương cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại Thiên Cầm
 
Hội Nông dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phối hợp Văn phòng điều phối NTM huyện vừa tổ chức lễ khai trương cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, các sản phẩm an toàn của huyện Cẩm Xuyên tại Khu du lịch Thiên Cầm.
 
Cửa hàng giới thiệu cung ứng sản phẩm OCOP Hà Tĩnh tại Khu du lịch Thiên Cầm hiện trưng bày 36 mặt hàng đạt tiêu chuẩn OCOP đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Riêng huyện Cẩm Xuyên có 3 sản phẩm được trưng bày gồm: Sản phẩm gạo Cẩm Thành; nước mắm Thu Hùng - xã Cẩm Nhượng và Rượu sim Thanh Bảo - xã Yên Hòa.
 
5.jpg
Rượu sim Thanh Bảo - xã Yên Hòa là 1 trong 3 sản phẩm OCOP của huyện Cẩm Xuyên được trưng bày tại cửa hàng.
 
Cùng với các mặt hàng trên, huyện Cẩm Xuyên cũng đã trưng bày giới thiệu 9 sản phẩm đang chờ công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP như: Sản phẩm ổi - Cẩm Lạc; tinh dầu tràm - xã Cẩm Quan; mực một nắng - xã Cẩm Nhượng và một số sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khác.
 
Đây cũng là cầu nối giúp cho các đối tác trong và ngoài tỉnh tìm kiếm thông tin về sản phẩm để liên kết, ký kết hợp đồng tiêu thụ. Đồng thời cũng là địa chỉ tin cậy mang đến những nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
qb.jpg
Chị Mai Thị Vân ở  xã Mai Thủy (Lệ Thủy)  tích cực tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ Vân Di tại các hội chợ thương mại
 
Kỳ vọng OCOP
 
Ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chương trình OCOP đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Chương trình đã được các địa phương quan tâm thực hiện, sản phẩm tham gia không ngừng được hoàn thiện cả chất lượng và mẫu mã”.
 
Để xây dựng sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Bố Trạch luôn chú trọng tổ chức sản xuất theo chuỗi giúp cho khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ nông dân thuận lợi, mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, huyện phát nhiều sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, như: nấm sạch Tuấn Linh, rau sạch An Nông, dầu lạc Phong Nha, cao cà gai leo Thanh Bình, hồ tiêu Phú Quý, cam Nông trường Việt Trung, tinh dầu tràm, sả ở Hồ Bàu Bàng… 
 
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lệ Thủy, chia sẻ: “Thực hiện Chương trình OCOP, huyện đã lựa chọn, hỗ trợ 15 sản phẩm hoàn thiện nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và 8 sản phẩm được lựa chọn để xây dựng, hoàn hiện đáp ứng tham gia đánh giá phân hạng OCOP trong năm 2019. UBND huyện đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm OCOP”…
 
Toàn huyện hiện có có 37 phiếu đăng ký sản phẩm, trong đó có 2 phiếu đăng ký sản phẩm mới, 35 phiếu đăng ký sản phẩm đã có từ trước. 
 
Đến nay, Quảng Bình đã triển khai thực hiện theo chu trình OCOP với 77 ý tưởng sản phẩm đã được đăng ký. Trong đó, có 28 ý tưởng sản phẩm được đưa vào triển khai chu trình OCOP và hoàn thiện hồ sơ để tổ chức đánh giá, phân hạng. Kết quả có 24 sản phẩm cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên, có 3 sản phẩm đạt từ 1-2 sao, có khả năng phát triển lên hạng 3 sao. Các sản phẩm OCOP chủ yếu là nhóm thực phẩm, thảo dược, đồ uống, hàng lưu niệm…
 
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
Top