Cứu tàu cá mắc cạn thành công, và những nỗ lực của ngư dân khi đánh bắt trên biển.
Bằng các nỗ lực không mệt mỏi của ngư dân và các đơn vị, con tàu đánh cá mắc cạn tại bờ biển Diễn Châu (Nghệ An) đã được trục vớt thành công.
Ngư dân kè 2 bên thân tàu để nước triều lên giúp tàu nổi. Ảnh: Quang An
Sáng 17/5, thông tin từ xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu cho biết, con tàu mang BKS NA 0277 TS bị mắc cạn từ ngày 15 - 16/5, tại biển Diễn Thành, đã được trục vớt thành công trong đêm 16/5.
Theo ngư dân cho biết, chiều 16/5, Đồn Biên phòng Diễn Thành, chính quyền xã Diễn Bích, cùng bà con ngư dân đã tiến hành hút nước, cát trong tàu, điều động máy múc để nâng tàu lên.
Đến khoảng 18h giờ, nước triều lên, địa phương đã điều động tàu lớn kéo tàu mắc cạn về bờ trong đêm.
Ngay sau khi được kéo lên, con tàu đã được mang đi sửa chữa, ước tính thiệt hại khoảng 120 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Liên - Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Bích, cho biết: Đây là con tàu thứ 6 của địa phương bị mắc cạn từ đầu năm 2020 đến nay, tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.
Đối với bà con ngư dân, đây là mức thiệt hại rất lớn, nhất là trong thời điểm đi biển khó khăn trong thời gian gần đây.
Quảng Ngãi: Ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển
Bất chấp rủi ro, khó khăn, cũng như lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, những ngày qua, ngư dân Quảng Ngãi vẫn vươn khơi bám biển ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Ngư dân sẵn sang vươn khơi, bất chấp lệnh cấm biển phi pháp của Trung Quốc
Sau thời gian trầm lắng do ảnh hưởng dịch Covid-19, những ngày này, các cảng cá trên địa bàn tỉnh, không khí đã nhộn nhịp trở lại. Tại cảng cá Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), hàng chục chiếc tàu của ngư dân tấp nập ra vào để xuống cá; nạp nhiên liệu, vệ sinh tàu, kiểm tra máy móc, thiết bị và ngư lưới cụ, cũng như nhu yếu phẩm... sẵn sàng xuất bến.
“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng với lệnh cấm biển vô lý của Trung Quốc, khiến ngư dân gặp khó trong hoạt động khai thác hải sản. Nhưng “biển là nhà”, nên dù gian khó, ngư dân vẫn quyết tâm bám biển, để giữ biển”, ngư dân Trần U, ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) cho biết.
Chính vì vậy, ngay sau khi lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình, đôi tàu công suất trên 1.200CV, đã được ông U nạp nhiên liệu, lương thực và thực phẩm, để ra ngư trường Hoàng Sa khai thác.
Theo ngư dân, vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Vì vậy, dù Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm biển từ ngày 1/5 - 18/6, bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thì ngư dân vẫn không hề nao núng.
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, Phùng Bá Vương nhấn mạnh: “Ngư dân xã Bình Châu (Bình Sơn) xem ngư trường Hoàng Sa là máu thịt của mình, nên bất chấp lệnh cấm biển phi lý của Trung Quốc, chúng tôi vẫn động viên ngư dân vươn khơi bám biển; khuyến khích ngư dân hoạt động theo hình thức tổ, nhóm và thường xuyên liên lạc với nhau để kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trên biển”.
Không chỉ đơn phương thực hiện lệnh cấm biển từ ngày 1.5 - 18.6 hằng năm, mà những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng, thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và đâm chìm.
Gần đây nhất, khoảng 3 giờ ngày 2.4, tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ, xã Bình Châu bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khi đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Các tàu cá của ngư dân Nguyễn Thành Linh, Đặng Dũng và Đặng Tằm, ở xã Bình Châu tham gia cứu nạn, cứu hộ cũng bị tàu Trung Quốc xua đuổi, phun vòi rồng, khống chế.
Dù không có thiệt hại về người, nhưng chiếc tàu của ngư dân Trần Hồng Thọ đã bị chìm, còn tàu cá của ngư dân Đặng Tằm bể kính cabin và hư hỏng một số thiết bị.
Tuy nhiên, sau khi sửa chữa những hư hỏng, tàu cá của các ngư dân Nguyễn Thành Linh, Đặng Dũng và Đặng Tằm đã tiếp tục phiên biển mới; còn ngư dân Trần Hồng Thọ cũng đang nỗ lực tìm cách đóng tàu mới.
“Cùng với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của nhà nước và cộng đồng, tôi sẽ vay mượn thêm để đóng mới tàu công suất trên 400CV, kinh phí khoảng 3 tỷ đồng, nhằm tiếp tục vươn khơi bám biển”, ông Thọ chia sẻ.
Đồng hành cùng ngư dân bám biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hội Nghề cá tỉnh, đã có văn bản phản đối và kiến nghị các cơ quan chức năng, có biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành động đơn phương cấm biển phi pháp của Trung Quốc.
Còn Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh cũng kịp thời chia sẻ và hỗ trợ không hoàn lại 125 triệu đồng cho 1 trường hợp bị tàu Trung Quốc đâm chìm, và thân nhân của 4 ngư dân bị chết, mất tích khi đang hoạt động khai thác hải sản trên biển.
Đồng thời, xem xét mức hỗ trợ (có thu hồi gốc) đối với ngư dân Trần Hồng Thọ, giúp ông có điều kiện đóng tàu mới để bám biển.
Bên cạnh đó, ngành chuyên môn và chính quyền các địa phương cũng thường xuyên động viên, hỗ trợ ngư dân kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp họ yên tâm, vững tin bám biển, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thừa Thiên Huế: Khó tiêu thụ hải sản, và khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các cơ sở chế biến cần tập trung đẩy mạnh chế biến hải sản (đóng hộp, làm nước mắm, sản phẩm khô, chả cá...).
Tàu cá nằm bờ vẫn được hỗ trợ
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản, chế biến sẵn, bảo quản đông lạnh, đóng hộp và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu, vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tổng sản lượng thủy sản khai thác quý I năm 2020 đạt 841.000 tấn (tăng 1,9% cùng kỳ năm 2019), trong đó khai thác hải sản đạt 806.000 tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019).
Tuy tăng về sản lượng, nhưng giá trị thủy, hải sản lại giảm. Các loại cá đông lạnh để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bán cho nhà hàng, và bếp ăn tập thể giảm sâu (khoảng 30%) do không xuất khẩu được và nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể nghỉ chống dịch.
Giá cá ngừ trung bình giảm 10-20%, do xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài giảm, giá trị xuất khẩu cá ngừ tính đến 31/3/2020 đạt 146,5 triệu USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ.
Giá các loại cá tươi bán tại chợ nội địa cũng giảm khoảng 10-15% do nhiều địa phương thực hiện cách ly chống dịch.
Hiện, nhiều công ty giảm lượng thu mua, do không đủ công suất kho lạnh để trữ hàng nên giá cá tiếp tục giảm.
Do giá dầu đã giảm mạnh so cuối năm 2019 (giảm 35%) nên ngư dân vẫn tích cực bám biển, ở tất cả các vùng biển để khai thác hải sản.
Tại hầu hết các địa phương chưa xảy ra tình trạng tàu cá nằm bờ không đi khai thác, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cùng với đó nhiều loại hải sản bị giảm giá, và lượng tiêu thụ giảm, so với trước khi có dịch, nên hiệu quả sản xuất bị giảm đáng kể.
Những tàu cá sản lượng thấp, hoặc sản phẩm đánh bắt tiêu thụ chậm, do không xuất khẩu được, hoặc chất lượng thấp sẽ bị lỗ nhẹ. Mặc dù hiệu quả sản xuất thấp, kể cả lỗ, nhưng ngư dân vẫn bám biển để giữ lao động, giảm chi phí duy trì nếu tàu cá nằm bờ.
Tàu cá hoạt động tại vùng biển xa được hưởng chính sách hỗ trợ nhiên liệu, sẽ giúp ngư dân duy trì sinh kế trong thời gian dịch COVID-19 ảnh hưởng.
Đối với xuất khẩu thủy sản, nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng trên toàn cầu, thì việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại nhà hàng ở các thị trường giảm mạnh, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản có giá cao. Đó là những nguyên nhân chủ yếu, dẫn đến sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Song, do ảnh hưởng của dịch nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà, cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống. Sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn cũng sẽ được ưa chuộng.
Đa dạng hóa sản phẩm, thích ứng nhanh với biến động thị trường là yếu tố giúp tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.
Khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu cũng là thời cơ để thủy sản của Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường các nước, tăng lượng xuất khẩu, bù lại sản lượng bị ảnh hưởng trong dịch COVID-19.
Bộ NN&PTNT đã đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành, hiệp hội ngành hang, chủ động xây dựng phương án, kịch bản xuất khẩu nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi hết dịch.
Đối với địa phương có tàu cá hiệu quả thấp, Bộ NN&PTNT khuyến cáo, hướng dẫn ngư dân có thể tạm thời không đi khai thác, tranh thủ sửa chữa, bảo dưỡng tàu và ngư lưới cụ, góp phần giảm cường lực khai thác trong ngắn hạn, để nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi.
Sau khi dịch COVID-19 chấm dứt, hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu phục hồi, hiệu quả sản xuất khai thác sẽ cao hơn. Bộ NN&PTNT cũng cho biết, các tàu cá tạm dừng khai thác sẽ đăng ký với chính quyền,để hưởng chính sách của Nhà nước.
Bộ NN&PTNT khuyến cáo các cơ sở chế biến tập trung đẩy mạnh chế biến hải sản (đóng hộp, làm nước mắm, sản phẩm khô, chả cá...), đa dạng hóa sản phẩm chế biến sẵn bảo quản đông lạnh. Hiện, thủy sản đóng hộp xuất khẩu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Các địa phương cũng chủ động hướng dẫn ngư dân có biện pháp giảm thời gian bảo quản hải sản khai thác trên tàu, như giảm bớt thời gian chuyến biển, liên kết với các tàu dịch vụ hoặc tăng cường áp dụng công nghệ bảo quản sau khai thác, để kịp thời vận chuyển về bờ, đảm bảo chất lượng.
Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, về một số chính sách phát triển thủy sản; triển khai Đề án nâng cao giá trị hải sản, và các giải pháp đồng bộ khác, để ngành khai thác thủy sản tiếp tục ổn định, phát triển bền vững thời gian tới.
Hiện, ngư dân khai thác thủy sản, vẫn đang nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như miễn thuế, ưu đãi thuế, nhiên liệu, hỗ trợ vay vốn tín dụng, vốn lưu động.
Đối với chủ tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi.... nên về cơ bản, chưa cần thiết đề xuất thêm chính sách hỗ trợ ngư dân giai đoạn này.
Bộ sẽ tiếp tục theo dõi dịch bệnh COVID-19 tại các thị trường chính, truyền thống, tận dụng cơ hội xuất khẩu, ngay khi dịch được kiểm soát và thị trường nhập khẩu mở cửa trở lại, tận dụng thuế quan FTA để nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu.
Đồng thời, rà soát hoạt động chuỗi liên kết thủy sản, tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển, các hình thức liên kết khai thác, chế biến, tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.