Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 5 năm 2020 | 8:52

Tin Ngư nghiệp: Hà Tĩnh bắt giữ tàu khai thác hải sản tận diệt

Bắt giữ tàu công suất lớn khai thác hải sản tận giệt bằng giã cào; mùa buồn ở đảo tôm hùm; khai thác 17.430 tấn hải sản, đạt 60% kế hoạch cả năm.

Vừa qua, bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã bắt giữ cặp tàu công suất lớn khai thác hải sản tận giệt bằng giã cào. 

 

gia-66.jpg

 Các lao động và ngư cụ bị lực lượng biên phòng Hà Tĩnh thu giữ.

 

Qua kiểm tra của lực lượng chức năng Hà Tĩnh, 2 chủ tàu không xuất trình được giấy tờ liên quan đến phương tiện và khai thác hải sản trên biển.

Vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 24/5, tại vùng biển giáp ranh giữa huyện Lộc Hà và Thạch Hà, cách bờ khoảng 1,5 hải lý, lực lượng Đồn Biên phòng Cửa Sót (BĐBP Hà Tĩnh), chủ trì phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà, và Văn phòng Thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh, đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên biển phát hiện, bắt quả tang cặp tàu có công suất gần 1.000 CV, đang có hành vi khai thác hải sản bằng lưới kéo dã cào, (tận diệt) sai vùng biển quy định.

Đó là tàu cá mang biển kiểm soát NA 90677 TS, do Đặng Xuân Diệu (sinh năm 1986) làm thuyền trưởng, và tàu cá mang biển kiểm soát NA 90741 TS do Đặng Văn Duyệt (sinh năm 1992), làm thuyền trưởng, đều trú tại xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Cùng đi trên 2 tàu cá còn có 6 lao động khác, đều quê ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Qua kiểm tra, 2 chủ tàu không xuất trình được giấy tờ gì liên quan đến phương tiện và khai thác hải sản trên biển.

Hiện, vụ việc đang được Đồn Biên phòng Cửa Sót điều tra làm rõ, hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật

Khánh Hoà: "Đảo tôm hùm" lao đao vì dịch Covid - 19

Được mệnh danh là “đảo tôm hùm”, nhưng những ngày này, đến đảo Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh), chúng tôi cảm nhận không khí buồn bã, trầm lắng bao trùm hòn đảo.

 

tom-331.jpg

Giá tôm hùm ở Bình Ba Tây giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ.

 

Gần 1.000 hộ nuôi tôm ở đây đang lao đao vì tôm thịt xuống giá, tiêu thụ khó, trong khi tôm giống khan hiếm.

Chạy ca-nô từ đất liền ra đảo, chúng tôi ngạc nhiên khi hàng nghìn lồng tôm đã thu hoạch, nhưng người nuôi không thả tôm mới, và gác trên bè.

Trong khi đó, còn hàng trăm lồng tôm thịt đã đến tuổi xuất bán từ lâu, nhưng vẫn chưa thể tiêu thụ. Một bầu không khí trầm lắng bao trùm hòn đảo xinh đẹp này, bởi hầu hết những người nuôi tôm hùm đều thua lỗ.

Chỉ về những lồng tôm phơi khô trên bè, ông Diệp Chấn Hùng (thôn Bình Ba Tây) than: “Tôi nuôi tôm ở đảo này từ năm 2001 đến nay, nhưng chưa bao giờ gặp cảnh này.

Tôm thịt giá vừa thấp, vừa khó bán. Trong khi đó, tôm giống lại khan hiếm, tăng giá, tỷ lệ hao hụt cao”.

Được biết, nhà ông Hùng nuôi 40 lồng tôm xanh; mọi năm giá hơn 700.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, mỗi năm lời trên dưới 20 triệu đồng/lồng.

Tuy nhiên, năm nay giá tôm có thời điểm chỉ còn 400.000 đồng/kg, lỗ khoảng 10 triệu đồng/lồng. Từ đầu năm đến nay, ông Hùng đã bán được 25 lồng tôm, nhưng vẫn lỗ hơn 300 triệu đồng.

“Tôm nuôi đã đạt trọng lượng từ sau Tết, nhưng do không tiêu thụ được, nên tôi cầm cự nuôi mấy tháng nay. Cứ tính trung bình, mỗi lồng tôm một ngày hết 2 triệu đồng tiền thức ăn, là biết thiệt hại lớn như thế nào.

Càng gồng thì càng lỗ, để lâu thì tôm già sẽ chết dần, hoặc mang trứng, không ai mua”, ông Hùng buồn rầu nói.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Thi (thôn Bình Ba Đông) nuôi 35 lồng tôm, do giá thấp, bán chậm, gồng nuôi… nên bị lỗ gần 600 triệu đồng.

Mới đây, ông Thi bán hết được số tôm thịt tồn, nhưng cũng treo lồng để đó. “Hầu hết tôm hùm xanh giống đều nhập từ Indonesia. Mọi năm đường bay thuận lợi nên giá tôm giống khoảng 20.000 đồng/con, hiện nay do dịch Covid-19, nên tôm giống nhập vào từ đường biển, đi lại khó khăn nên giá lên đến gần 50.000 đồng/con.

Không chỉ giá cao, tôm đi đường biển về thả bị hao hụt rất lớn. Có hộ thả hao hụt 80%, có hộ chết trắng nên không ai dám thả nữa”, ông Thi cho hay.

Lãnh đạo xã Cam Bình cho biết, hầu hết các hộ nuôi tôm đều lỗ, ít thì vài trăm triệu đồng, nhiều thì trên dưới 2 tỷ đồng. “Điều đáng lo nhất là, 90% hộ dân trên đảo sống bằng nghề nuôi tôm hùm, nhưng hiện nay,  giá tôm thịt quá thấp, giá tôm giống quá cao, và bị hao hụt lớn, nên không hộ nào dám thả gối đầu.

Thả nuôi thì cầm chắc lỗ vốn, mà lồng để không thì hàu đóng, tốn tiền thuê người vệ sinh. Đời sống của người dân trên đảo thời gian tới chưa biết phải giải quyết theo hướng nào”, ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho hay.

Được biết, toàn xã Cam Bình hiện có hơn 8.000 lồng tôm, chủ yếu là tôm xanh, tập trung phần lớn ở đảo Bình Ba. Nếu giá tôm đạt khoảng 600.000 đồng đến 650.000 đồng/kg thì người nuôi hòa vốn.

Với giá tôm thịt hiện nay, cho dù tôm giống có thuận lợi người dân cũng không dám thả mới. Hiện, trên đảo Bình Ba, còn tồn khoảng 100 tấn tôm thịt, chủ yếu là tôm hùm xanh.

Thương lái mới chỉ quay lại thu mua khoảng 15 ngày nay. Trước đó, các hộ chủ yếu bán cho các nhà hàng, hoặc đóng thùng bán đi các địa phương khác như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh Tây Nguyên.

Nguyên nhân khiến “đảo tôm hùm” rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay, ông Ân cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, khiến tôm hùm không thể xuất qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Thực tế trước dịch, tôm hùm đã có dấu hiệu tiêu thụ chậm, do phía Trung Quốc siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Về lâu dài, cần có giải pháp đảm bảo đầu ra ổn định, cho mặt hàng tôm hùm, để người nuôi yên tâm.

Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, dự báo thời gian tới, xuất khẩu tôm hùm qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch sẽ rất khó khăn.

Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, phía Trung Quốc đã siết chặt việc này, và yêu cầu xuất khẩu tôm hùm phải theo đường chính ngạch. Tuy nhiên, nếu đi theo đường chính ngạch, thì yêu cầu rất khắt khe, phải tuân thủ quy trình sản xuất tôm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nuôi trong vùng quy hoạch…

Vì vậy, về lâu dài, người nuôi tôm hùm ở Bình Ba, cần tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Ông Nguyễn Ngọc Việt - Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng, nông lâm sản, và thủy sản Khánh Hòa, cũng cho hay, những năm qua, tôm hùm Khánh Hòa chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, đầy bấp bênh và thiếu ràng buộc.

Thời gian tới, khi hàng rào kỹ thuật được nâng lên, xuất khẩu tôm hùm Khánh Hoà, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Việt, để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, ngoài đòi hỏi về định vị vùng nuôi, và an toàn sinh học, đơn vị xuất khẩu tôm hùm phải là doanh nghiệp nằm trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.

Danh sách này là thỏa thuận giữa cơ quan chức năng của 2 nước. Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung hướng dẫn người nuôi tôm các yêu cầu, quy định, để đạt yêu cầu xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Đối với các doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn cũng tập trung hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu theo yêu cầu từ thị trường xuất khẩu.

Phú Quý: 6 tháng đầu năm khai thác 17.430 tấn hải sản

Đến nay, trên địa bàn Phú Quý (Bình Thuận), có 1.394 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất đạt hơn 256.650 CV, trong đó tàu cá công suất từ 90 CV trở lên là 523 chiếc/238.279 CV.

Riêng tàu tham gia dịch vụ thu mua và chế biến hải sản trên biển tại huyện đảo có 140 chiếc/74.172 CV.

 

bt-99.jpg

Tàu thuyền tại huyện đảo Phú Quý

 

Với năng lực tàu thuyền hiện có và diễn biến thời tiết khá thuận lợi, sản lượng khai thác hải sản trong nửa đầu năm 2020 của Phú Quý, ước đạt xấp xỉ 17.430 tấn (so kế hoạch năm đạt gần 60%)…

Những tháng qua, chính quyền huyện đảo tích cực tuyên truyền Nghị định của Chính phủ, về một số chính sách phát triển thủy sản cho ngư dân, và tổ chức thẩm định đối với các trường hợp đăng ký.

Đồng thời, tăng cường công tác điều tra, quản lý chặt chẽ các đối tượng có khả năng đánh bắt bằng chất nổ, chất độc hại và chưa phát hiện trường hợp, tàu thuyền trên địa bàn Phú Quý, tham gia khai thác vi phạm lãnh hải nước ngoài.

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top