Nghệ An họp bàn góp ý về chính sách hỗ trợ kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình, cước phí thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2016 – 2021, góp ý về chính sách hỗ trợ kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình, cước phí thuê bao thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá.
Đội tàu cá ở Quỳnh Lưu- Nghệ An. Ảnh tư liệu PV
Về góp ý ban hành “Nghị quyết về chính sách hỗ trợ kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình (GSHT) và hỗ trợ cước phí thuê bao dịch vụ cho thiết bị GSHT lắp đặt trên tàu cá”, các đại biểu cho rằng: Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Nghị quyết của HĐND tỉnh không được quy định thủ tục hành chính.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp lý (VBQPPL) vừa được Quốc hội thông qua cho phép quy định thủ tục hành chính trong Nghị quyết của HĐND tỉnh, nhưng hiện Luật chưa có hiệu lực thi hành (đến 01/01/2021 mới có hiệu lực).
Đề nghị HĐND, UBND tỉnh xem xét, cân nhắc nội dung này trong dự thảo nghị quyết.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo Luật Thủy sản, tàu cá của ngư dân có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, phải lắp đặt thiết bị GSHT trước ngày 1/4/2020.
Đồng thời, kinh phí lắp đặt, bảo dưỡng và các dịch vụ liên quan sẽ do người dân tự chi trả.
Song, giá mỗi bộ thiết bị GSHT lắp đặt trên tàu cá dao động từ 17 - 23 triệu đồng, chưa kể phí thuê bao hàng tháng từ 240.000 - 484.000 đồng/tháng.
Trong điều kiện đời sống của ngư dân còn nhiều khó khăn nên đa phần ngư dân chưa hoàn thành lắp đặt và sử dụng thiết bị này.
Trong khi đó, việc lắp thiết bị GSHT trên tàu cá là một trong những giải pháp cấp bách, để tháo gỡ thẻ vàng theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU).
Mặt khác, khi có dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ hải sản gặp khó nên việc đầu tư của ngư dân rất khó khăn; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị các tỉnh hỗ trợ, để giúp đỡ ngư dân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tháo gỡ thẻ vàng của EU.
Do vậy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng, việc đưa thủ tục hành chính trong dự thảo Nghị quyết, sẽ tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi bám biển, tháo gỡ thẻ vàng theo luật pháp quốc tế.
Đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì Luật cho phép HĐND cấp tỉnh được quy định thủ tục hành chính, khi ban hành nghị quyết để quy định biện pháp có tính chất đặc thù.
Mặc dù luật có hiệu lực từ 01/01/2021 nhưng trong điều kiện ngư dân gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và việc thực hiện giải pháp cấp bách để tháo gỡ thẻ vàng theo yêu cầu của Liên minh châu Âu thì việc đưa thủ tục hành chính trong dự thảo Nghị quyết là điều hết sức cần thiết.
Các đại biểu cũng đề nghị rà soát lại một số loại hồ sơ tại Điều 5, Điều 6 để tránh trùng lặp và đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng được thụ hưởng khi làm hồ sơ để được nhân hỗ trợ.
Cụ thể như cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá là hồ sơ bắt buộc khi đề nghị cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Nội dung này ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Sở sẽ tiếp thu, chỉnh sửa.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền cho rằng: Nghị quyết về chính sách hỗ trợ kinh phí mua thiết bị GSHT và cước phí thuê bao lắp đặt trên tàu cá là vô cùng quan trọng, ngư dân vươn khơi bám biển, thực hiện đúng luật pháp quốc tế.
Mặc dù luật có hiệu lực từ 01/01/2021 nhưng việc thông qua Nghị quyết này là hết sức cần thiết.
Khánh Hoà: Định hướng đưa kinh tế biển thành mũi nhọn
Nha Trang (Khánh Hoà) hiện có hơn 3.000 tàu cá, tổng công suất hơn 413.000CV. Trong đó, tàu trên 90CV có 961 chiếc; phần còn lại là tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ và có xu hướng giảm nhanh do nguồn thủy sản gần bờ suy giảm. Nhiều hộ chuyển nghề hoặc kết hợp đóng mới tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ...
Ngư dân đánh bắt xa bờ cập cảng Hòn Rớ, Phước Đồng, Nha Trang
Giai đoạn 2017 - 2020, khai thác thủy sản tăng hàng năm, dự kiến năm nay gần 64.000 tấn. Theo đó, vùng nuôi lồng bè tập trung tại phường Vĩnh Nguyên.
Sản lượng nuôi lồng bè trung bình mỗi năm tăng 6,5%, dự kiến năm 2020 được 480 tấn. Đối tượng nuôi chủ lực là: tôm hùm, cá chim, cá mú…
Hiện, gần 85% tàu đánh bắt xa bờ là tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới. Hơn 76,6% tàu có công suất từ 800CV trở lên, được trang bị hiện đại, góp phần thúc đẩy ngành đóng tàu cá phát triển.
Thành phố có 6 cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá, đủ khả năng đóng mới, sửa chữa tàu đánh bắt xa bờ. Trong số này có 5 đơn vị đủ năng lực đóng mới “tàu cá 67”.
Về nuôi trồng thủy sản, chủ trương của Thành phố không ưu tiên tái cơ cấu vùng nước lợ. Đối với hoạt động nuôi biển, vùng nước giao giữa Bích Đầm và Đầm Bấy trên vịnh Nha Trang, diện tích 50ha được quy hoạch vùng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy).
Hiện, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá Nha Trang từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, tỉnh đã mở rộng 2 cảng cá Vĩnh Lương và Hòn Rớ, theo hướng kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, tránh trú bão cho tàu địa phương.
Tất cả những thành quả và định hướng trên là cơ sở để giai đoạn tới, Nha Trang tập trung phát triển kinh tế theo hướng biển.
Bình Thuận: Lắp đặt thiết bị giám sát trên tàu cá: Lợi ích kép
Đến thời điểm này, Bình Thuận đã lắp đặt trên 82% thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho tàu cá có chiều dài 15m trở lên, hiện vẫn còn 344 tàu chưa được lắp đặt.
Ngư dân tự tin vươn khơi khi có thiết bị giám sát hành trình
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 1.584/1.928 tàu cá trên 15m, đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 82,15%, trong đó, huyện Phú Quý có 465/470 tàu lắp đặt, đạt 98,94%.
Thị xã La Gi có 542/702 tàu lắp đặt, đạt 77,20%; TP. Phan Thiết có 371/462 tàu lắp đặt đạt 80,30% và huyện Tuy Phong có 202/287 tàu lắp đặt đạt 70,38%.
Sau nhiều chuyến đi biển với thiết bị GSTC mới, ngư dân Đinh Sáu (chủ tàu BT 96290, phường Bình Hưng, TP. Phan Thiết), cho biết: Cuối năm 2019, sau khi được tuyên truyền, vận động, gia đình ông đã lắp thiết bị GSHT trên tàu cá, kinh phí 20 triệu đồng.
Theo đó, cứ mỗi chuyến biển, ngoài kiểm tra hoạt động của các thiết bị máy móc, ông đặc biệt quan tâm đến thiết bị này. Bởi, có máy GSHT, ông cảm thấy yên tâm, có thể bám biển dài ngày hơn.
“Nếu tàu ra gần vùng biển giáp ranh với nước ngoài là có tín hiệu báo ngay, hoặc mấy anh ở Chi cục Thủy sản điện ngay cho mình nhắc nhở, kêu gọi quay trở vào”, ông Sáu cho biết thêm.
Tại cảng neo đậu Phan Thiết, anh Phan Văn Toàn đang vệ sinh, sơn sửa lại tàu. Vừa làm, anh Toàn vừa chia sẻ: “Việc ra khơi đánh bắt thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhưng do lợi ích từ thiết bị GSHT mang lại, nên anh đã chủ động trang bị.
Mình đánh bắt đúng vùng biển, ra ngoài là bị báo động ngay. Trong trường hợp gặp mưa bão, tàu bị sự cố cũng dễ dàng liên lạc cứu trợ, chứ không phải lo lắng như trước đây”.
Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, ngoài việc cập nhật thường xuyên tọa độ đánh bắt, những thiết bị GSHT trên tàu cá còn tích hợp nhiều tính năng có ích cho ngư dân.
Chỉ cần theo dõi thiết bị, ngư dân có thể biết được góc độ, hướng đi của tàu, cũng như thông tin cảnh báo phát đi từ trạm bờ. Trung tâm Điều hành giám sát đặt tại Chi cục Thủy sản Bình Thuận, qua màn hình, sẽ nhận biết tất cả tín hiệu tàu cá đang hoạt động và neo đậu.
Trong trường hợp gần vùng biển giáp ranh với các nước, sẽ kêu gọi thuyền trưởng, hoặc thông báo cho chủ phương tiện biết, để quay trở lại. Tàu nào cố tình vi phạm, sẽ căn cứ vào dữ liệu để xử lý.
Bình Thuận hiện có 6.958 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó, có 1.928 tàu, thuyền trên 15m đánh bắt xa bờ. Song, trước đây, việc kiểm tra, giám sát chưa đồng bộ, nên số vụ vi phạm thường xuyên diễn ra, hoặc có tàu còn cố tình vi phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt.
Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân, việc tăng cường lắp đặt thiết bị GSHT giúp Bình Thuận ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm các quy định trong khai thác thủy sản, góp phần tháo gỡ “thẻ vàng”.
Từ tháng 7/2019 đến nay, Bình Thuận không có trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận chia sẻ: “Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các địa phương, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để nâng cao nhận thức cho ngư dân.
Trong điều kiện chưa nhận được sự hỗ trợ, nhưng ngư dân đã tích cực lắp đặt thiết bị GSHT”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong nhấn mạnh, đây là kết quả đáng mừng của Bình Thuận, song, các địa phương, phải tiếp tục thông tin tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU từ tỉnh đến cơ sở.
Cùng với đó, tỉnh sẽ rà soát lại danh sách tàu cá thuộc diện cần lắp đặt thiết bị GSHT, chậm nhất đến 30/8/2020, Bình Thuận sẽ cơ bản hoàn thành.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Lực lượng kiểm ngư, biên phòng phối hợp với địa phương kiểm tra, kiểm soát tại các cửa biển, khu vực neo đậu, kiên quyết không cho tàu cá chưa lắp đặt thiết bị GSHT xuất bến.
Rà soát danh sách tàu cá chưa lắp đặt, để có biện pháp cụ thể. Đối với tàu cá trong danh sách lắp đặt, nhưng thực tế đã dừng hoạt động hoặc đã thanh lý, bán ra ngoài, nhưng chưa làm thủ tục, thì phải thông báo chủ phương tiện thực hiện theo quy định.
Đối với chủ tàu thực sự khó khăn, thì có phương thức cung ứng phù hợp tạo điều kiện cho ngư dân lắp đặt.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.