Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sự quyết tâm, kiên trì bám biển, ngư dân Nghệ An khai thác hải sản đạt thắng lợi. Tàu về bến, hàng tấn cá, mực được thương lái thu mua xuất khẩu.
Cá hố xuất khẩu đi Trung Quốc, được sơ chế một nắng để bảo quản. Ảnh: Việt Hùng
Xã Tiến Thủy có 269 tàu cá, trong đó có 145 chiếc trên 90 CV. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sau Tết đến nay, ngư dân vẫn kiên trì bám biển, đạt sản lượng cao.
Ông Hồ Văn Trung, xã Tiến Thủy cho biết, tàu vừa mới cập bến sau hơn 7 ngày đánh bắt ở vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ, chuyến này được hơn 4 tấn cá và mực.
Sau khi về bến, trong buổi sáng đã xuất bán hết, mang về nguồn thu hơn 190 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí, mỗi thuyền viên thu được 5 - 7 triệu đồng.
Ông Trung chia sẻ: “Mới đầu ngư dân rất lo lắng vì dịch Covid – 19 sẽ ảnh hưởng đến giá trị và việc tiêu thụ hải sản khi về bờ. Tuy nhiên, không riêng tàu của tôi, mà hàng trăm tàu cá về Lạch Quèn cũng xuất bán dễ dàng, không gặp trở ngại gì.
Trường hợp tàu cá về bờ cùng một lúc, thì khi đó giá có sự chênh lệch do thương lái ép giá. Tuy vậy, cũng không ảnh hưởng lớn đến tâm lý và công việc của ngư dân”.
Tâm lý vững vàng khi hải sản đánh bắt về được tiêu thụ nhanh, kịp thời nên ngư dân Tiến Thủy động viên nhau bám biển, mang về sản lượng cao.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, ngư dân Tiến Thuỷ khai thác được hơn 2.500 tấn hải sản, doanh thu hơn 30 tỷ đồng (trong đó sản lượng tăng hơn 1.000 tấn, tăng 10 tỷ đồng so cùng kỳ năm 2019).
Các cơ sở thu mua, chế biến hải sản ở Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, trong khi dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, vẫn hoạt động bình thường.
Toàn bộ hải sản thu mua tại tàu cá, đều được xuất bán nội địa; còn lại người dân mua về chế biến, cấp đông bán dần.
Anh Hồ Văn Lực – chủ cơ sở thu mua, chế biển xuất khẩu hải sản ở xã Tiến Thủy cho biết, hải sản đánh bắt ở Quỳnh Lưu chủ yếu là những loài truyền thống, phục vụ thị trường nội địa.
Một số hải sản có giá trị cao như cá hố, cá ngừ, cá thu... thuộc đối tượng xuất khẩu, cũng đang là bài toán để cơ sở tính đến, nếu ảnh hưởng của dịch Covid -19 kéo dài.
Thời gian tới, hải sản ngư dân đánh bắt về, sẽ được thu mua, sơ chế thành dạng một nắng, sấy khô bảo quản. Chờ khi thị trường Việt Nam – Trung Quốc ổn định, sẽ xuất khẩu đi.
Để có được sản lượng và giá trị cao, huyện Quỳnh Lưu đã làm việc với các doanh nghiệp thu mua hải sản, để chế biến và xuất khẩu.
Đối với việc khai thác đánh bắt, huyện cũng yêu cầu bà con có thể thay đổi ngư trường, hạn chế khai thác những loài hải sản, hiện đang khó xuất khẩu như cá hố, cá trỏng, cá ngừ...
Thay vào đó là khai thác đối tượng dễ tiêu thụ, góp phần nâng cao thu nhập, khi dịch bệnh đang phức tạp.
Tính đến ngày 18/3, huyện Quỳnh Lưu khai thác hơn 9.000 tấn hải sản, trong đó, cá hố trên 20 tấn; cá đốm hơn 500 tấn; cá trích hơn 200 tấn…
Dự kiến, hết tháng 3/2020, sản lượng đánh bắt đạt hơn 10.000 tấn, tăng từ 500 tấn – 1.000 tấn so năm 2019.
Quảng Ngãi: Hối hả lắp thiết bị giám sát tàu cá
Ngày 1/4/2020, là thời điểm cuối cùng cho tất cả tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải có thiết bị giám sát hành trình (GSHT) mới được vươn khơi. Các chủ tàu đang “chạy đua” với thời gian lắp đặt thiết bị.
Theo quy định, từ 1/4/2020, tất cả tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải có thiết bị giám sát hành trình mới được cấp giấy “thông hành”.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không có thiết bị này, tàu cá phải nằm bờ. Do vậy, hàng trăm chủ tàu hối hả đăng ký lắp thiết bị tàu cá.
Toàn tỉnh có hơn 2.500 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị
Chủ tàu Nguyễn Tuấn, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) đặt hàng với đơn vị chuyên lắp thiết bị. Kinh phí để lắp đặt hơn 24 triệu đồng.
Anh Tuấn bộc bạch: “Mình đồng tình với quy định gắn thiết bị GSHT, góp phần cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng, nhưng lâu nay khai thác kém hiệu quả nên còn chần chừ.
Có thiết bị rồi, mình yên tâm khi khai thác, nhở may có xui rủi trên biển cũng dễ dàng cho công tác cứu hộ”.
Ông Nguyễn Thanh Nam, xã Bình Châu (Bình Sơn), đã bỏ ra gần 50 triệu đổng để lắp thiết bị GSHT cho 2 tàu cá.
“Có thiết bị GSHT tiện cho cơ quan quản lý, ngư dân an tâm khai thác, vì như “có người” nhắc nhở mình đánh bắt có trách nhiệm” - ông Nam bày tỏ.
Cuối năm 2019, Quảng Ngãi là tỉnh có số tàu lắp thiết bị thấp nhất cả nước, chỉ có 63/3.354 tàu (chiếm 1,87%) thì nay có hơn 800 chiếc đã lắp đặt, chiếm tỷ lệ 25%.
Thiết bị GSHT không chỉ giúp Nhà nước quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên biển, mà chính các chủ tàu cũng có lợi.
Khi tàu lắp đặt thiết bị, tiến đến ranh giới biển Việt Nam, sẽ có tín hiệu báo động ngay, lực lượng giám sát tàu cá sẽ liên hệ thuyền trưởng, thông báo cho chủ tàu.
Tàu nào cố tình vi phạm vượt ra vùng biển nước ngoài, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào dữ liệu giám sát để xử lý theo quy định.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hồ Trọng Phương, cho biết, Sở đã phối hợp với đơn vị chuyên lắp đặt thiết bị thường xuyên, vận động ngư dân lắp đặt đúng lộ trình.
Số lượng tàu lắp đặt mặc dù còn thấp, so tổng số tàu phải lắp đặt, nhưng đã có dấu hiệu tích cực, ngư dân có ý thức hơn trong việc cùng cả hệ thống chính trị gỡ “thẻ vàng” của Châu Âu.
Hiện, các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt cho ngư dân, đảm bảo đúng quy định, nhất là việc niêm phong, kẹp chì trên thiết bị, tránh việc ngư dân tháo rời thiết bị, lắp đặt lại như cũ.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phùng Đình Toàn, ngày 1.4.2020 là kết thúc lộ trình lắp đặt GSHT, cho tất cả cá tàu từ 15m trở lên, vì vậy, Chi cục tiếp tục tuyên truyền để ngư dân lắp đặt đúng thời hạn quy định.
Sau thời gian này, Chi cục kiên quyết không cấp giấy phép khai thác cho các tàu không lắp đặt thiết bị GSHT; phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của Chính phủ.
La Gi: Nhiều tàu cá gắn thiết bị giám sát hành trình
Thị xã La Gi (Bình Thuận) có 712 tàu cá, chiều dài 15 - 24m, để đảm bảo việc lắp đặt thiết bị GSHT theo đúng tiến độ, thị xã đặc biệt chú trọng tuyên truyền, tạo chuyển biến trong ý thức của ngư dân.
Tàu cá gắn thiết bị giám sát hành trình
Ngư dân Hoàng Thái Hồng, khu phố 5, phường Phước Hội – là một trong những người đầu tiên chủ động lắp đặt máy GSHT trình trên cả 2 tàu cá, dài trên 15m, công suất 170 CV và 400 CV.
Quen đánh bắt khơi xa, ông Hồng hiểu rõ lợi ích của việc lắp GSHT trong những chuyến biển, để chứng minh nguồn gốc hải sản, mà còn tránh vi phạm vùng biển nước ngoài, trong quá trình khai thác, đánh bắt.
Với ông Hồng "thiết bị GSHT còn tích hợp rất nhiều chức năng, khi kết nối với điện thoại thông minh. Chỉ cần ngồi tại nhà, theo dõi cũng có thể cập nhật được thông tin về thời tiết, tốc độ, ví trí, tọa độ, hướng di chuyển của tàu đang đánh bắt ngoài khơi.
Cùng những thông tin cảnh báo được phát đi từ bờ, hỗ trợ kịp thời cho phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn".
Ngư dân Nguyễn Xuân Hiệu, phường Phước Hội hành nghề vây rút chì hơn 10 năm nay. Ông luôn ý thức việc chấp hành pháp luật, khi đánh bắt trên biển, là điều ngư dân phải thực hiện, để hoạt động nghề cá có trách nhiệm, bền vững.
Vì vậy, ngay khi địa phương tuyên truyền lắp đặt thiết bị GSHT, ông đã đăng ký và thực hiện cho tàu dài trên 20m, công xuất 444 CV, với 15 thuyền viên.
Để có những chuyển biết tích cực về nhận thức của ngư dân, thị xã La Gi đã tổ chức 12 lớp học/484 chủ tàu, thuyền trưởng để hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân, quy định bắt buộc phải lắp đặt thiết bị GSHT đối với tàu có chiều dài từ 15 m trở lên.
Tính đến nay, thị xã hiện có 255/712 tàu cá đã lắp đặt GSHT, chiếm 35,8%, vẫn còn 457 chiếc chưa thực hiện.
Ông Võ Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND thị xã La Gi, cho biết: Thị xã đang tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cho chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên, nhất là những tàu hành nghề khơi xa.
Đồng thời, bắt buộc tàu có chiều dài 15m trở lên, hoạt động trên vùng biển xa, phải lắp đặt thiết bị GSHT để kiểm soát hoạt động trên biển; xử lý nghiêm các tàu cá quá thời hạn, vẫn chưa lắp đặt thiết bị GSHT.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.