Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 2 năm 2020 | 14:19

Tin Ngư nghiệp: Vì sao Bình Thuận lắp thiết bị giám sát tàu cá chậm?

Dự kiến, đến 1/4, Bình Thuận có 1.834 tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Song, đến nay, chỉ có vài trăm chiếc thực hiện, vì sao?

Theo đó, tính đến 1/4, Bình Định phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 1.834 tàu cá. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ có vài trăm chiếc thực hiện công tác này, nguyên nhân do đâu?

 

tau-ca-99.jpg

Tàu cá có chiều dài 15 m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

 

Theo quy định của Chính phủ, tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, phải gắn thiết bị giám sát hành trình, và mở máy 24/24 h, trong quá trình vươn khơi đánh bắt.

Đây là một trong những biện pháp quan trọng, để tăng cường quản lý các tàu đánh bắt xa bờ, hạn chế tình trạng xâm phạm lãnh hải nước ngoài, đánh bắt trái phép.

Tuy nhiên, việc gắn thiết bị này khiến ngư dân phát sinh nhiều chi phí, nên nhiều người chưa mặn mà, và tìm cách trì hoãn. Trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri gần đây, nhiều ngư dân Thị xã La Gi cũng có ý kiến về vấn đề này.

Ngư dân cho rằng, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, khiến họ tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ, từ 30 – 50 triệu đồng/tàu, chưa kể, phí phải duy trì hoạt động hàng tháng của thiết bị.

Nếu ngư dân nào có 2 chiếc, chiều dài 15m trở lên, họ phải tốn gần cả 100 triệu đồng cho công tác này. Trong khi đó, tình hình đánh bắt hải sản thời gian gần đây liên tục thua lỗ.

Vì vậy, ngư dân mong rằng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, để san sẻ với họ, trong lúc khó khăn.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến cuối tháng 11/2019, ngoài 33 tàu có chiều dài 24 m trở lên, đã hoàn thành lắp đặt theo lộ trình; chỉ có 293 chiếc/1.834 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (đạt 16%).

Không chỉ vậy, trước 31/10/2019, 463 tàu hành nghề câu khơi, lặn hoạt động vùng biển xa, và nghề giã cào bay, buộc phải hoàn thành việc lắp đặt, nhưng đến nay chỉ có 260 chiếc thực hiện (đạt 56%).

Bên cạnh đó, còn trên 650 tàu cá đăng ký hoạt động vùng biển xa, theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, cũng phải gấp rút thực hiện việc lắp đặt. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp, cũng cho thấy tiến độ thực hiện công tác này chưa đạt yêu cầu. Nhiều khả năng không đảm bảo lộ trình, theo quy định của Chính phủ, nếu không có các biện pháp quyết liệt hơn.

Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh, đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo Tổ công tác của sở, Chi cục Thủy sản, và các đơn vị trực thuộc, rà soát toàn bộ danh sách tàu cá, thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, theo quy định của Luật Thủy sản 2017.

Thông báo đến từng chủ tàu, về thời hạn phải hoàn thành việc lắp đặt, đồng thời, gởi thông tin tàu cá, đến chính quyền địa phương, các đồn, trạm kiểm soát biên phòng, cửa biển, để phối hợp kiểm tra, giám sát.

Yêu cầu chủ tàu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Khẩn trương thiết lập, hệ thống trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá tỉnh, các trạm dữ liệu giám sát tàu cá.

Đảm bảo kết nối đồng bộ với Trung tâm dữ liệu Trung ương, để theo dõi, giám sát, kịp thời cảnh báo tàu cá ra ngoài vùng biển Việt Nam.

Quảng Trị: Sẵn sàng cho vụ cá Nam

Những ngày đầu Xuân Canh Tý 2020, ngư dân huyện Gio Linh, được mùa cá cơm, báo hiệu một vụ đánh bắt cá Nam nhiều thắng lợi.

Từ niềm vui đầu năm mới, ngư dân trong tỉnh đang tích cực tăng chuyến ra khơi, với kỳ vọng, mang về những khoang thuyền đầy ắp cá…

 

ca-29.jpg

Ngư dân Cửa Việt, sau chuyến đánh bắt tại ngư trường Cồn Cỏ. Ảnh: TT

 

Một ngày đầu tháng 2/2020, sau chuyến đánh bắt tại ngư trường Cồn Cỏ, tàu cá công suất 410 CV QT 93939 TS, của ngư dân Lê Văn Viện (41 tuổi), thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, đã cập cảng cá Cửa Việt, mang theo gần 10 tấn cá cơm.

Anh Viện nói: “Những chuyến ra khơi lấy lộc đầu năm, nhiều tàu thuyền trong xã Gio Việt, và huyện Gio Linh, đánh bắt được rất nhiều cá cơm.

Bình quân, mỗi tàu đánh bắt được 3-5 tấn cá cơm, sau một đêm, có tàu được nhiều hơn. Với mức giá 18-20 ngàn đồng/kg, mỗi tàu có thể thu về vài chục, đến vài trăm triệu đồng. Nhờ vậy, ngư dân có nguồn thu đáng kể nên rất phấn khởi”.

Theo các ngư dân xã Gio Việt, ngoài cá cơm, nhiều tàu đánh bắt ở ngư trường, cách bờ 40-50 hải lý, còn trúng đậm cá sòng, có tàu, mỗi chuyến đánh bắt được 15 tấn cá.

Từ sau Tết, thời tiết thuận lợi, nhiều luồng hải sản xuất hiện ở ngư trường Quảng Trị, nên ngư dân tích cực tăng chuyến ra khơi. Ngoài mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, còn cung cấp nguyên liệu cho các lò hấp cá vùng Đông Gio Linh.

Chủ tịch UBND huyện Gio Linh, ông Trần Văn Quảng, cho biết, từ sau Tết đến nay, ngư dân đã đánh bắt được 1.130 tấn hải sản, tăng 280 tấn so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng đánh bắt hằng năm đạt 14.000 tấn. Hiện, toàn huyện có 939 tàu thuyền, khai thác thủy sản và dịch vụ, với tổng công suất 80.474 CV; trong đó có 169 tàu xa bờ. 15 đội tàu khai thác xa bờ, và các tổ tự quản bến bãi, tàu thuyền, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho ngư dân.

Gio Linh hiện có 169 tàu cá được lắp đặt máy thông tin liên lạc, sóng HF tầm xa, có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS), và 37 tàu xa bờ, chuyển đổi công nghệ đèn cao áp, sang đèn led, để tiết kiệm nhiên liệu, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Đến nay, huyện có 18 tàu cá, chiều dài từ 24 mét trở lên, lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh Movimar.

Để vụ cá Nam đạt kết quả tốt, Gio Linh đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản, kinh doanh dịch vụ, nhằm nâng cao giá trị ngành thương mại - dịch vụ - du lịch.

Đồng thời, tiếp tục vận động các chủ tàu đánh bắt xa bờ, thực hiện chương trình khai thác vùng biển xa, để được hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Những ngày này, ngư dân thị trấn Cửa Tùng, ( Vĩnh Linh), cũng tích cực dong thuyền ra khơi, đón luồng cá. Tại cảng cá Cửa Tùng, từ sáng sớm đã nhộn nhịp tàu thuyền cập bến.

Các chủ tàu bán cá cơm, cá lẹp cho thương lái ngay tại bến, rồi lại tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh, Diệp Hồng Cương, cho biết, huyện có 815 tàu thuyền.

Tổng sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, năm 2019 đạt 5.489 tấn; trong đó, sản lượng khai thác đạt trên 3.000 tấn. Để sẵn sàng cho vụ cá Nam, huyện chủ động thực hiện chính sách khuyến khích của Chính phủ, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản, và dịch vụ khai thác trên vùng biển xa.

Trong đó, có hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, thuyền viên, và kinh phí mua nhiên liệu. Tổ chức phổ biến Luật Thủy sản năm 2017, các văn bản hướng dẫn luật có liên quan.

Các quy định về ghi nhật ký khai thác thủy sản, báo cáo khai thác, vùng biển khai thác, đánh dấu ngư cụ, và tàu cá. Lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình tàu cá, cấm sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác.

Nghiêm cấm khai thác hải sản trái phép, tại vùng biển nước ngoài của ngư dân địa phương. Hướng dẫn, tuyên truyền ngư dân ký cam kết không khai thác hải sản bất hợp pháp; hoặc không báo cáo, không theo quy định (IUU).

Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan, kiểm tra, ngăn ngừa, tuyên truyền, giáo dục, tập huấn cho ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…

“Sắp tới, huyện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, huy động mọi nguồn vốn để hỗ trợ ngư dân, nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, tăng cường trang thiết bị hàng hải hiện đại như: máy định vị, máy đàm thoại tầm xa, máy dò cá, máy giám sát hành trình, đảm bảo cho việc khai thác vùng biển khơi.

Khuyến khích ngư dân tìm kiếm ngư trường mới, giảm áp lực khai thác ven bờ, chuyển những nghề kém hiệu quả, sang nghề có hiệu quả hơn”, Phó Trưởng Phòng Nông  nghiệp – PTNT, Diệp Hồng Cương, cho biết thêm.

Hà Tĩnh: “Mạnh tay” đầu tư cơ sở chế biến thuỷ hải sản

Hiện, các cơ sở chế biến hải sản ở Hà Tĩnh, đang tất bật thu mua nguyên liệu, để bắt đầu vụ sản xuất năm 2020, đảm bảo kịp số lượng, chất lượng, cung ứng cho thị trường.

 

cb-331.jpg

 HTX Chiến Thắng tích cực thu mua cá cơm, tép tươi, chuẩn bị chế biến             

 

Với kinh nghiệm sản xuất, và thị trường ngày càng rộng mở, việc kinh doanh của HTX Thu mua, chế biến thủy- hải sản Chiến Thắng (xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh) đang từng bước phát triển.

Chị Đặng Thị Luận – Giám đốc HTX phấn khởi: “Dịp Tết vừa qua, cơ sở bán được 40.000 lít nước mắm, 5 tấn cá khô… đem lại nguồn thu lớn cho HTX. Thế nên, năm nay, chúng tôi phấn khởi bước vào vụ mới”.

Hiện, không khí làm việc tại HTX đã tấp nập trở lại, và họ “mạnh tay” bỏ ra trên 2,5 tỷ đồng, mua hơn 50 tấn cá cơm, 30 tấn tép tươi, 15 tấn sứa biển, để muối nước mắm, làm ruốc, và sản xuất sứa đóng hộp.

Nguồn nguyên liệu tươi, ngon từ biển Hà Tĩnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

“Đồng thời, dịp đầu năm, HTX đã thu mua và xuất đi các tỉnh: Phan Thiết, Nha Trang, Thanh Hóa, Quảng Bình… gần 130 tấn cá cơm, 30 tấn ruốc, để phục vụ chế biến của các cơ sở, thu về nguồn lợi lớn cho ngư dân và cả HTX.

Song, với diện tích chỉ 500m2, cơ sở khó xoay xở phát triển, nên mong các cấp chính quyền, tạo điều kiện cấp đất, để mở rộng mặt bằng sản xuất”, chị Luận chia sẻ.

Không riêng Chiến Thắng, nhiều HTX khác trên địa bàn huyện, TX Kỳ Anh… cũng đang thu mua nguyên liệu, chuẩn bị hạ tầng cho mùa sản xuất mới 2020.

Bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX Phú Khương, cho biết: “Dịp Tết nhu cầu tăng cao,  nên phần lớn hàng của cơ sở, đã được xuất đi, HTX phải bắt tay ngay vào vụ mới, để kịp cung ứng cho thị trường.

Đồng thời, đầu tư hệ thống dây chuyền đóng chai mới, hiện đại và nhanh chóng. Mẫu mã đẹp, đầy đủ nhãn mác, nước mắm của HTX được người tiêu dùng tin tưởng”.

Tương tự, HTX chế biến thủy sản Thiên Phú (Cương Gián, Nghi Xuân) cũng đang thau rửa bể ngâm, sửa chữa lại dây chuyền, sẵn sàng sản xuất đợt mới.

Anh Ngô Trung Trực, chia sẻ: “Cơ sở đã làm việc với các tàu cá, thu mua hơn 30 tấn cá cơm tươi, và chuẩn bị đủ lượng muối để ủ. Hoạt động của cơ sở năm qua khá ổn định, nên năm 2020 có điều kiện để đầu tư tốt hơn”.

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top