Theo đại diện Cục Chăn nuôi, trong 6 tháng cuối năm phải tập trung mọi nguồn lực từ con giống, nguồn vốn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn. Bằng mọi giá, đến quý 4/2020 phải đủ sản lượng thịt lợn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, giá thịt lợn hơi xuất bán tại chuồng có xu hướng tăng, có thời điểm giá thịt lợn hơi tăng cao và cán mốc 100 nghìn đồng/kg.
Nguyên nhân do nguồn cung giảm, đàn lợn nái, lợn con chết và tiêu hủy nhiều trong cao điểm dịch xảy ra trong cả nước từ tháng 5-7/2019, những lợn nái không chết, cũng rất hạn chế đưa vào phối giống trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, người chăn nuôi chưa mạnh dạn tái đàn, người giết mổ nhỏ lẻ không trực tiếp mua được lợn thịt từ các doanh nghiệp mà phải qua nhiều khâu trung gian.
“Bộ NN&PTNT đã nhiều lần tổ chức họp, tổ chức đoàn công tác trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, ổn định nguồn cung và giảm giá bán lợn thịt. Kết quả, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như Công ty CP Việt Nam, Dabaco, Mavin, Masan, GreenFeed,… đã phối hợp, đồng hành với Chính phủ và xuất bán lợn thịt tại trại với giá từ 74.000-76.000 đồng/kg lợn hơi.
Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá bán lợn thịt, chưa hoàn toàn đồng hành cùng với Chính phủ, đồng thời có những thời điểm không xuất bán, nuôi để tăng khối lượng nên ảnh hưởng đến nguồn cung, như Công ty CJ, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Japfa… góp phần làm cho giá bị đẩy lên cao”, Cục Chăn nuôi cho hay.
Việc nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi/giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6 khiến giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm và hiện đang giao động quanh mức 88.000-90.000 đồng/kg tại miền Bắc, 84.000-89.000 đồng/kg tại miền Trung và 84.000-88.000 đồng/kg tại miền Nam.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước nhập khẩu 11.411 con lợn giống các loại (tăng 32,6 lần so cùng kỳ 2019), trị giá gần 8,1 triệu USD (tăng 15,3 lần).
Lợn giống nhập khẩu từ 4 nước: Thái Lan (chiếm 50,6%), Canada (33,2%), Hoa Kỳ (15,8%) và Đài Loan (0,4%).
Lợn nhập chủ yếu qua các cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, do ảnh hưởng dịch bệnh tả lợn châu Phi từ 2019 và khó khăn trong công tác tái đàn cũng như tình hình cung cầu thị trường.
Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm phải tập trung mọi nguồn lực từ con giống, nguồn vốn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tái đàn. Bằng mọi giá, đến quý 4/2020 phải đủ sản lượng thịt lợn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Nhập khẩu lợn giống tăng 32,6 lần
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu 11.411 con lợn giống các loại, trị giá gần 8,1 triệu USD, tăng 32,6 lần về số lượng và tăng 15,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Nguồn cung lợn giống lớn nhất cho Việt Nam là Thái Lan, với 5.774 con, chiếm 50,6%.
Cục Chăn nuôi cho biết giá lợn giống nhập khẩu bình quân 707 USD/con, giảm 52,9% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu lợn nái lai F1 từ Thái Lan, phẩm cấp giống thấp hơn các nguồn cung trước giờ Việt Nam nhập khẩu để giải quyết nhanh bài toán tăng đàn. Cụ thể, giá lợn giống nhập khẩu từ Thái Lan chỉ 436 USD/con; trong khi từ Mỹ lên tới 792 USD/con, Canada 1.036 USD/con, còn Đài Loan (Trung Quốc) cao gấp 10 lần, lên đến 4.420 USD/con.
Cục Chăn nuôi cho rằng với mặt bằng giá lợn hơi hiện nay, năng suất sinh sản của đàn nái nhập khẩu từ Thái Lan nếu thấp, chỉ bằng 50% so với nái nhập từ các nước khác thì vẫn sinh lãi. Tuy nhiên, thời gian khai thác từ đàn nái lai ngắn, nếu mặt bằng thị trường lợn hơi ổn định sớm hơn dự kiến thì khả năng sinh lãi sẽ thấp.
Thống kê đến 6 tháng đầu năm 2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt 23 triệu con, sản lượng thịt lợn ước đạt 1,62 triệu tấn, giảm 8,8% sản lượng thịt so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến, đầu quý IV năm nay, sản xuất trong nước mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Lao đao ngành cá tra
Cá tra là mặt hàng sụt giảm mạnh nhất trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) nửa đầu năm 2020. Ðầu ra ách tắc, giá cá giảm sâu kéo dài, ngành hàng XK tỷ đô này dự liệu một năm ảm đạm.
Khi các thị trường XK cá tra chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc đóng cửa do dịch COVID-19, các doanh nghiệp (DN) XK cá tra ở ĐBSCL gặp rất nhiều khó khăn. Giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp kéo dài cả năm 2019 đến hết nửa đầu năm nay vẫn chỉ quanh quẩn 18.000-18.500 đồng/kg, người nuôi lỗ từ 3.500 đồng/kg trở lên. Còn cá tra giống (loại 30 con/kg) vẫn ở mức 21.000-22.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất khoảng 30.000 đồng/kg.
Về phía DN, theo ông Võ Đông Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), ngành thủy sản năm 2020 chịu tác động kép khi biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn làm thiếu hụt nước ngọt khiến tình hình nuôi bị động, không duy trì được sản lượng, thời gian nuôi. Mặt khác, về giá cả, sau khi lập đỉnh năm 2018, cá tra rớt giá kéo dài suốt cả năm 2019 cho đến nay khiến DN và người nuôi đều lao đao.
Khi dịch COVID-19 bùng phát, khó khăn chồng chất. Đại diện Caseamex cho biết, nhiều đơn hàng XK của công ty phải dừng, lùi thời gian, không liên lạc được với đối tác bởi việc hạn chế, cấm cảng ở một số nước châu Âu hay Nam Mỹ… Hàng hóa bị ùn ứ nhiều ở cảng, ảnh hưởng đến thanh toán, ách tắc dòng vốn của DN.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, hoạt động XK sang các thị trường đều diễn ra rất chậm, giảm mạnh, dẫn đến diện tích nuôi mới, thu hoạch và sản lượng đều giảm so cùng kỳ 2019. Giá cá tra thương phẩm ở mức dưới giá thành kéo dài, người nuôi lỗ nặng, buộc phải “treo ao” hoặc cho ăn cầm chừng. Còn DN thì khó khăn về vốn, nợ xấu, lượng hàng tồn kho tăng…
Nói về nhu cầu thị trường, ông Ngô Quang Trường - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông cho rằng, Mỹ là thị trường “đầu tàu”, nếu cá tra vào Mỹ có giá cao thì các thị trường khác cũng sẽ tăng giá theo. Tuy nhiên, các DN XK phải nỗ lực phấn đấu bền bỉ rất nhiều năm mới mang lại sự ổn định để cá tra Việt Nam có mặt trên thị trường Mỹ. Hiện cá tra Việt Nam đã chứng minh đủ điều kiện tương đồng với sản phẩm cá da trơn của Mỹ, từ đó dẫn dắt sang các thị trường khác.
“Muốn tránh những trường hợp nước ngoài bôi xấu con cá tra Việt thì sự khẳng định thương hiệu cá tra bằng chất lượng của toàn chuỗi sản xuất mặt hàng này là điều cấp thiết cho các DN, người nuôi cá cũng như hình ảnh của con cá tra trên trường quốc tế” - ông Trường nhận định.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020. Tổng kim ngạch XK thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10,5% so cùng kỳ 2019. Hầu hết các mặt hàng thủy sản XK đều sụt giảm, trong đó cá tra giảm mạnh nhất. Tổng XK cá tra 6 tháng đạt trên 659 triệu USD, giảm 31,5%.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…