Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2020.
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2020 đối với sản phẩm trứng gà, trứng vịt, ngan và các loại khác là 57.940 tá, đối với sản phẩm muối là 110.000 tấn.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế; thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/2/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Đầu năm 2020, giá cà phê liên tục nhảy múa
Hiện người nông dân đã thu hoạch xong vụ cà phê 2019/2020, và do vừa qua kỳ nghỉ tết kéo dài cùng với tâm lý lo ngại về bệnh Coronavirus ở Trung Quốc diễn biến xấu hơn đã ảnh hưởng đến giá cà phê trên thị trường.
Ở thị trường nội địa, đầu niên vụ giá cà phê trên 42.000 đồng/kg, thì vào cuối vụ giá liên tục biến động theo chiều giảm và dao động trên dưới 31.400 đồng/kg. Những biến động về giá luôn theo chiều hướng bất lợi cho người trồng cà phê trong khi chi phí đầu vào luôn tăng, khiến thu không đủ chi nên nhiều nông dân đã chặt bỏ vườn cà phê chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị hơn.
Nguyên nhân, do giá cà phê Rubusta trong nước bị ảnh hưởng bởi các sàn giao dịch London. Cụ thể, ngày 3/2/2020, giá cà phê trong nước vẫn dao động từ 31.100 - 31.400 đồng/kg, tại Tp.HCM giá 1.414 USD/tấn (trừ lùi 80USD/tấn), so với ngày 2/2 là ổn định. Trước đó, ngày 1/2/2020, giá cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đảo chiều tăng nhẹ 500 đồng/kg so với ngày 31/1, dao động trong khoảng 30.900 – 31.400 đồng/kg.
Dù giá cà phê đã gần chạm mức đáy trong vòng 10 năm trở lại đây và niên vụ 2019-2020, là năm thứ ba liên tiếp ngành cà phê bị khủng hoảng giá khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng lượng tiêu thụ cà phê quý I/2020 được dự báo tăng trong khi lượng bán ra cầm chừng, cùng với đó là nhiều yếu tố bất định về tỷ giá, diễn biến thương mại thế giới có thế khiến giá cà phê diễn biến ngoài dự báo.
Theo số liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Tháng 1/2020, lượng cà phê XK ước đạt 162,572 tấn các loại, trị giá 284,732 triệu USD, giảm 13,61% về lượng và giảm 13,08% về trị giá so với tháng 12/2019, nhưng so với cùng kỳ 2019 chỉ giảm 11,49% về lượng và 12,21% về trị giá.
Lượng cà phê XK trong tháng 1/2020 giảm mạnh do rơi vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kim ngạch tháng 1/2020.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), Chủ tịch HĐQT, TGĐ Intimex Group, giá cà phê trên sàn giảm do nguồn cung dồi dào, giao dịch diễn ra trầm lắng kéo giá cà phê trong nước tuột dốc, giá thấp quá bà con không chịu bán ra, cùng với tâm lý nghỉ tết vẫn còn nên chưa vội bán.
Giá cà phê Robusta giao dịch trên sàn London xấp xỉ 1.300 USD. Đây là mức giá gần thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại. Mức giá đáy của 10 năm trước là 1.267 USD, còn với người nông dân khi giá cà phê nhân xô giao dịch dưới mức giá 32.000đ/kg thì bà con không bán.
"Giá cà phê trên sàn London rớt gần bằng với mức giá cách đây 10 năm, kéo giá cà phê trong nước xuống quá thấp nên bà con chưa muốn bán. Nếu muốn mua được cà phê người mua phải tăng giá thêm từ 100 đến 110đ/kg, khi đó giá cà phê XK sẽ đạt khoảng giá 1.400 USD /tấn", ông Nam cho hay.
Năm 2019, XK cà phê của Việt Nam đạt 1,653 triệu tấn, trị giá 2,854 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với năm 2018. Giá XK bình quân đạt mức 1.727 USD/tấn, giảm 8,3% so với năm 2018. Theo Vicofa, giá cà phê XK niên vụ này ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm lại đây, có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta.
Xu hướng giá hạt tiêu giảm kéo dài 5 năm sẽ đảo chiều
Năm 2019, giá tiêu thế giới chạm mức thấp nhất 12 năm. Tại Việt Nam, giá tiêu tại các địa phương giảm từ mức khoảng 50 – 52 nghìn đồng/kg đầu năm 2019 xuống 39 – 41 nghìn đồng vào cuối năm 2019. So với mức đỉnh cao 230 nghìn đồng/kg của năm 2015, giá tiêu hiện đã mất gần 4/5.
Theo tính toán sơ bộ của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2019 giảm lần đầu tiên sau mấy năm liên tiếp tăng, chủ yếu do thời tiết bất lợi ở Việt Nam. Cụ thể, sản lượng hạt tiêu toàn cầu thấp hơn 74.000 tấn so với năm 2018. Tuy nhiên, nguồn cung hạt tiêu thế giới vẫn cao hơn khoảng 60.000 – 70.000 tấn so với nhu cầu.
Về xuất khẩu hạt tiêu, năm 2019, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thế giới. Theo ước tính của IPC đưa ra cuối năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 215.000 tấn (con số xuất khẩu cao hơn sản lượng là do xuất khẩu cả một phần hạt tiêu dự trữ từ năm trước); Brazil xuất khẩu khoảng 57.600 tấn, Indonesia 37.000 tấn, Sri Lanka 20.200 tấn, Ấn Độ 17.000 tấn, Malaysia 14.000 tấn và Trung Quốc 1.000 tấn.
Trong khi đó, theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu nước ta năm 2019 đạt 283.836 tấn, tăng 22% so với năm 2018 và là năm thứ 3 liên tiếp tăng. Trị giá hạt tiêu xuất khẩu năm 2019 giảm 5,4%, chỉ đạt 714,14 triệu USD do giá tiêu toàn cầu năm qua giảm (giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2019 giảm 22,8% so với năm trước, chỉ còn 2.516 USD/tấn).
Dự báo từ nay tới cuối năm, giá tiêu sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức thấp, thậm chí có thể giảm nữa do những diện tích tiêu trồng từ năm 2016 – 2017 ở các nước sản xuất lớn nay đến lúc cho sản lượng cao. Một số chuyên gia trong ngành dự báo giá tiêu Việt Nam có thể giảm xuống chỉ 36-38 nghìn đồng/kg trong năm nay, thậm chí có thể xuống 35 nghìn đồng.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2020 giá có thể bắt đầu hồi phục khi cung – cầu trở về mức cân bằng và nhiều doanh nghiệp tăng cường mua tích trữ nhân lúc giá tiêu thấp. Từ năm 2021 khả năng giá bắt đầu tăng lên khi sản lượng của hầu hết các nước đều giảm mạnh, kể cả ở Việt Nam. Chất lượng hạt tiêu tăng lên và chi phí lao động cao cũng sẽ góp phần đẩy giá tiêu đi lên kể từ năm tới.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.