Thời điểm hiện tại, giá lợn hơi đã tăng trở lại với mức 90.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Giá lợn tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng... Trong bối cảnh hiện tại, việc khẩn trương ổn định thị trường thịt lợn không chỉ giảm gánh nặng cho mỗi bữa ăn gia đình mà còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Sau hơn hai tuần giữ ở mức giá 75.000-80.000 đồng/kg, hiện, giá lợn hơi đã tăng lên 90.000 đồng/kg, các trang trại chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội như trong cơn sốt nóng.
Ông Nguyễn Văn Năm ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) cho biết, ngày 4-3 trang trại vừa xuất bán 5 con lợn với giá 90.000 đồng/kg, giá này cao hơn 15.000 đồng/kg so với giữa tháng 2-2020. Hiện tại trang trại đang nuôi 1.000 con nhưng mỗi ngày chỉ có vài con để bán vì lợn chưa đủ thời gian xuất chuồng.
Theo ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá lợn hơi tăng đột biến trong những ngày vừa qua. Trước hết, do doanh nghiệp xuất bán không nhiều, trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lợn để bán nên giá bị đẩy lên.
Cùng với đó, khâu trung gian là các chủ giết mổ và tiểu thương vẫn giữ mức giá bán cao. Mặt khác, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của Việt Nam chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, chiếm khoảng 65%-70% về đầu con. Do đó, việc tiêu thụ tại các vùng, miền phần lớn phụ thuộc vào thương lái (thu mua, tự giết mổ bán cho tiểu thương tại các chợ). Đây cũng là nguyên nhân khiến việc tổ chức lưu thông phân phối thịt lợn trên thị trường gặp nhiều khó khăn và giá thịt lợn bị đội lên.
Trong khi thị trường khan hiếm nguồn cung thì các trang trại dù có đủ điều kiện nhưng cũng không thể nhanh chóng tái đàn do giá con giống quá cao. Ông Phùng Văn Hiển ở xã Vật Lại (huyện Ba Vì) nói: “Gia đình tôi muốn nhập 200 con lợn về nuôi nhưng hiện nay nguồn giống khan hiếm và giá con giống cũng quá cao (2,2-2,5 triệu đồng/con) nên đành chịu...".
Để kiểm soát thị trường thịt lợn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, trang trại có hành vi găm hàng, tăng giá; đồng thời giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán thịt lợn sang nước láng giềng để giữ được nguồn cung cho thị trường trong nước và tránh tình trạng lây lan dịch bệnh. Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, phân phối thực phẩm nhập khẩu thịt lợn góp phần ổn định nguồn cung. “Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo ngành Thú y các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho các sản phẩm thịt lợn, lợn thịt an toàn lưu thông qua địa phương để bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho các vùng, miền, hạn chế tình trạng tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường...”, ông Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm.
Về lâu dài, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin: Bộ NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các trang trại, gia trại có điều kiện bảo đảm chăn nuôi an toàn sinh học tái đàn để cung cấp sản phẩm thịt lợn cho thị trường, góp phần bình ổn giá. Đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các chuỗi giá trị từ chăn nuôi đến phân phối ra thị trường, giảm bớt các khâu trung gian, bảo đảm người tiêu dùng được sử dụng thịt lợn với giá hợp lý…
Việc cân đối nguồn cung, quản lý điều tiết thị trường, kéo giảm giá thịt lợn rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp cũng như cộng đồng doanh nghiệp. Đây là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm đời sống cho người dân và góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Gỡ nút thắt để ngành gỗ tăng trưởng
Để phát triển bền vững dựa trên gia tăng giá trị thặng dư thật sự chứ không đơn thuần là mở rộng gia công, ngành chế biến gỗ phải nhanh chóng thay đổi chiến lược phát triển, bắt đầu từ việc tháo gỡ các nút thắt về nguồn nhân lực và liên kết chuỗi trong sản xuất-chế biến-thương mại.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định nguồn lực con người là “yết hầu của ngành gỗ.” Trình độ của lao động không chỉ tác động đến năng suất của khâu sản xuất, chế biến mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định giá trị thương mại của sản phẩm. Chính vì vậy, muốn thực hiện được chỉ tiêu nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong ngắn hạn hay phát triển bền vững trong tương lai điều đầu tiên là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng lao động là một trong những nguồn lực cơ bản của ngành chế biến gỗ, do đó, nếu không bổ sung kịp thời và chuẩn bị đủ thế hệ lao động kế tiếp đồng nghĩa với việc giới hạn ngưỡng phát triển cho cả ngành trong tương lai gần.
Để thu hút được nhiều nhân lực trẻ cho ngành gỗ, trước hết phải đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp xã hội nhìn nhận đúng bản chất cũng như tiềm năng phát triển của ngành gỗ trong tương lai.
“Trong khi hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp các ngành tài chính, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh... không tìm được việc làm đúng chuyên ngành thì rất ít người chọn học ngành chế biến lâm sản hay học nghề chế biến gỗ dù đây là ngành đang có nhu cầu nhân lực rất cao,” ông Đỗ Xuân Lập thông tin.
Đối với vấn đề đào tạo, nhiều chuyên gia cho rằng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến nông lâm sản nói chung, bao gồm cả chế biến gỗ với các tiêu chí đáp ứng cả kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thực hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ sở dạy nghề, tập trung xây dựng các trường đại học trọng điểm về lâm nghiệp, có khả năng đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Song song với đó, cần chuẩn hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành những kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi để thích ứng trong môi trường công nghiệp hiện đại.
Thế nhưng, cải thiện nguồn cung và chất lượng nhân lực một cách đồng bộ không phải là vấn đề có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần ít nhất từ 5-10 năm mới có thể mang lại hiệu quả. Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực trước mắt, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và doanh nghiệp chế biến cần chủ động thực hiện liên kết với cơ sở đào tạo, trường dạy nghề triển khai các khóa học ngắn hạn cho lao động hoặc đặt hàng đào tạo theo nhu cầu.
Việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo sẽ là chìa khóa giải quyết nhiều bất cập trong đào tạo nhân lực
Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai cho rằng việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo sẽ là chìa khóa giải quyết nhiều bất cập trong đào tạo nhân lực. Cụ thể, một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo là các trường thường không có đủ giáo cụ, không đủ kinh phí mua sắm các thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến gỗ hiện đại phục vụ quá trình thực hành. Khi đó, doanh nghiệp dù tuyển dụng nhân viên có bằng cấp vẫn phải quay lại đào tạo từ đầu, vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí mà chưa chắc có giữ chân được họ sau khi đã đào tạo.
Nếu doanh nghiệp và nhà trường phối hợp và liên kết chặt chẽ theo cơ chế đặt hàng lao động, nhà trường có thể đưa sinh viên, học viên đến thực hành tại các nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại của doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành cho người học. Điều đó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận sớm với nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng làm việc tốt thông qua việc theo dõi quá trình thực hành tại cơ sở sản xuất.
Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và duy trì đà tăng trưởng cao trong thời gian dài, các chuyên gia cho rằng ngành chế biến gỗ Việt Nam cần định hướng phát triển cùng lúc nhiều giá trị, bao gồm sản xuất nguyên liệu, thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu để mang về giá trị thặng dư cao hơn.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.