Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 12 năm 2020 | 10:27

Tin NN Miền Trung: Giúp nông dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nói chung và bà con nông dân nói riêng, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ bà con nông dân vượt qua khó khăn này.

Nghệ An tặng con giống cho nông dân
 
Đồng hành cùng người nông dân, các cơ sở sản xuất, Hội Nông dân Nghệ An đã có những chương trình, hành động cụ thể để giúp bà con phần nào vượt qua khó khăn.
 
Để đồng hành cùng người nông dân, các cơ sở sản xuất, Hội Nông dân Nghệ An đã có những chương trình, hành động cụ thể để giúp bà con phần nào vượt qua khó khăn.
 
bna_a11404966_22122020.jpgNguyễn Quang Tùng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao quà cho cán bộ, hội viên, nông dân xã Thanh Xuân. Ảnh: Quang An
 
Tại xã Diễn Trung (Diễn Châu) nhận biết được sự khó khăn của các hộ dân khi thực hiện mô hình nuôi tôm sinh học, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ các hộ dân vay vốn để đầu tư ao hồ, con giống. Tại các mô hình trồng trọt, chăn nuôi các thực phẩm còn lại, các cấp hội nông dân luôn đồng hành, hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn bà con thực hiện đúng các bước kỹ thuật để có những sản phẩm tốt nhất ra thị trường, bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về việc sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn luôn được các cán bộ hội nông dân chú trọng, phổ biến thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân.
 
bna_a43621041_22122020.jpg
 Hội Nông dân tỉnh trao gà giống cho các nông dân gặp khó khăn do thiên tai. Ảnh: Thanh Tâm
 
Không chỉ quan tâm, chỉ đạo công tác sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An còn chỉ đạo các cấp hội tại cơ sở tăng cường giao lưu, liên kết với các đơn vị, các doanh nghiệp, các siêu thị trong và ngoài tỉnh để giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản an toàn, tăng thêm thu nhập.
 
Giúp đỡ người nông dân trong thời điểm này là hết sức cần thiết và quan trọng, bởi lẽ ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm cho việc sản xuất và chăn nuôi của người nông dân thiệt hại rất nhiều. Hỗ trợ bà con để tiếp tục phát triển là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đang được các tổ chức chính quyền thực hiện.
 
Hà Tĩnh phát triển sản phẩm OCOP, gia tăng doanh số
 
Năm 2020, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và mưa lũ kéo dài nhưng Chương trình OCOP tiếp tục tạo sức lan tỏa, được người dân và cộng đồng hưởng ứng tích cực.
 
135d3094536t5577l7-72d3123924t96052l0.jpgChương trình OCOP thực sự là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
 
Ông Nguyễn Hữu Dực – Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh cho biết, năm 2020, có 258 ý tưởng đăng ký tham gia chương trình, trong đó có 195 ý tưởng được chấp thuận và có 161 phương án sản xuất, kinh doanh được cấp huyện phê duyệt tham gia chương trình. Sau 2 lần đánh giá phân hạng, kết quả có 87 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 đến 4 sao, trong đó có 4 sản phẩm 4 sao (có 2 sản phẩm nâng cấp); nâng tổng số sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đến nay lên 157 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. Các sản phẩm sau khi đạt chuẩn đều được kiểm soát chặt chẽ, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu hết các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng so với trước khi tham gia...
 
Theo ông Dực, trong những cái được, cái được lớn nhất là người tiêu dùng đã hiểu, biết và nhận dạng, xác định được sản phẩm OCOP là sản phẩm có chất lượng, thương hiệu nên đã yên tâm lựa chọn, tin dùng. Đây là những kết quả bước đầu rất quan trọng, là nền tảng, bài học cho thực hiện chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
 
Với những kết quả đạt được trong năm 2020, chương trình OCOP thực sự là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
 
Miền núi Quảng bình chủ động phòng chống rét cho gia súc
 
Trước nền nhiệt độ liên tục giảm sâu, ban đêm đã xuống gần 10 độ C, chính quyền địa phương và người chăn nuôi ở huyện miền núi Minh Hóa đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của đàn trâu, bò…
 
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, chính quyền và người chăn nuôi trên địa bàn huyện Minh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp chống rét cho đàn trâu, bò.
 
Gia đình chị Trương Thị Hồng Nương (thôn 1 Yên Thọ, xã Tân Hóa) chia sẻ: “Trâu, bò là nguồn thu nhập chính của gia đình, tài sản có giá trị rất lớn nên gia đình tôi phải chăm sóc, bảo vệ cẩn thận, đặc biệt là trong mùa mưa rét. Hàng năm, cứ đầu mùa đông là gia đình tôi chuẩn bị bạt chắn gió ở chuồng trại; dự trữ thức ăn khô (bột ngô), trồng thêm cỏ để làm thức ăn tươi cho trâu bò; thực hiện tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ thú y”.
 
images687070_re_t_1.jpgNgười dân xã Tân Hóa (Minh Hóa) bứt cỏ về làm thức ăn chống rét cho trâu, bò.
 
Bà Cao Thị Hằng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa cho biết, huyện hiện có đàn trâu, bò trên 20.000 con. Để phòng chống rét cho đàn trâu, bò, ngay sau trận mưa lũ lịch sử vào giữa tháng 10-2020 và đầu mùa rét, UBND huyện Minh Hóa đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân cách phòng, chống rét. Đồng thời, khuyến cáo người dân tích trữ thức ăn, giữ ấm chuồng trại, không chăn thả rông trâu bò ngoài rừng... nhằm phòng chống rét cho đàn vật nuôi của gia đình.
 
Bà Trương Thị Thanh Bê, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Minh Hóa cho biết, theo dự báo, nền nhiệt độ trung bình mùa đông năm nay có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm ngoái. Điều kiện thời tiết mưa rét làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh tồn tại, phát tán. Vì vậy, phòng đã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đói, rét; dịch bệnh cho đàn trâu, bò.
 
"Chính quyền địa phương các xã cần tuyên truyền người chăn nuôi vừa thực hiện phòng chống dịch bệnh, vừa chống rét cho đàn trâu bò. Trong thời gian trời mưa lạnh, nhiệt độ xuống thấp, không chăn thả trâu bò ngoài đồng, cần chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn, không để cho trâu bò bị đói. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bảo đảm kín gió, cho uống nước ấm, bổ sung chất dinh dưỡng… để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi. Khi có hiện tượng vật nuôi ốm, bệnh phải báo cho chính quyền và cán bộ chuyên môn…”, bà Bê khuyến cáo.
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top