Thịt lợn đen đặc sản của miến Tây Nghệ An, có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg, vẫn không có để mua.
Hiện, giá thịt lợn đen trên địa bàn miền Tây Nghệ An, như Kỳ Sơn, Tương Dương... có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg vẫn không có mua.
Lợn đen, đặc sản miền Tây Nghệ An. Ảnh: Xuân Hoàng
Mặc dù hiện nay giá thịt lợn trên thị trường đang giảm, nhưng tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương... giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao kỷ lục.
Ông Cụt Văn Long - Chủ tịch UBND xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) cho biết: Sau dịch tả lợn châu Phi, số lượng lợn trên địa bàn xã rất ít; thịt lợn hơi loại trên 30kg có giá 150.000 đồng/kg, loại dưới 30kg có giá gần 200.000 đồng/kg. Hiện nay, người dân trên địa bàn xã, muốn ăn thịt lợn đen cũng không có để mua.
"Những gia đình có công buổi, nhất thiết phải có thịt lợn thì phải đặt mua từ các địa phương khác mới có" - ông Cụt Văn Long chia sẻ.
Là địa phương chăn nuôi lợn nhiều nhất huyện Kỳ Sơn, thời điểm này, nhiều bản ở xã Hữu Kiệm, vẫn duy trì được đàn lợn khá nhiều. Tuy nhiên, để có lợn giống địa phương nuôi, người dân phải chấp nhận mua với giá đắt.
Ông La Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm cho biết, giống lợn đen địa phương chỉ có 3 - 4 kg nhưng được bán với giá 2 triệu đồng, nhưng không có để mua.
Lợn đen địa phương đang hiếm, vì vậy các thương lái vận chuyển lợn từ xuôi lên giết mổ, bán thịt tại các chợ. Được biết, thịt lợn vận chuyển từ xuôi lên bán tại chợ dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.
Tại chợ Mường Xén (Kỳ Sơn) có gần 10 quầy bán thịt lợn, nhưng không hề có thịt lợn đen địa phương, thay vào đó là 100% là lợn chuyển từ xuôi lên. Theo những người bán thịt lợn ở đây cho hay, do dân bản không có lợn đen bán nên phải mổ lợn từ xuôi lên.
"Nếu có lợn đen địa phương mổ thịt thì giá phải lên tới 200.000 đồng/kg", một tiểu thương bán thịt lợn cho biết.
Tại địa bàn huyện Tương Dương cũng vậy, một số thương lái giết mổ lợn cho biết, đối với lợn đen địa phương, thỉnh thoảng mới bắt được 1 con, nhưng giá rất cao 150.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn, cho biết: Đàn lợn của địa phương phát triển chậm, nguyên nhân do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), nên lợn giống khan hiếm, trong khi đó, số lợn nái trên địa bàn huyện còn rất ít. Thời điểm tháng 8 này, huyện Kỳ Sơn còn khoảng 23.000 con lợn.
Hà Tĩnh: Hơn 1,5 triệu gia súc, gia cầm sẽ được tiêm phòng đợt 2
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, từ ngày 1-9 đến 30/10, dự kiến hơn 1,5 triệu con gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh sẽ được tiêm phòng vắc-xin đợt 2 năm 2020.
Bắt đầu từ 1/9 đến 30/10, tất cả số gia súc, gia cầm đăng ký tại các địa phương phải được tiêm phòng đầy đủ.
Thực hiện kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tiến hành rà soát lại tổng đàn hiện có trên địa bàn, chủ động đăng ký mua số lượng vắc-xin các loại theo nhu cầu.
Theo đó, toàn tỉnh dự kiến sẽ tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng, và tụ huyết trùng cho hơn 140.000 con trâu bò, vắc-xin dịch tả và tụ huyết trùng cho hơn 57.000 con lợn, vắc-xin cúm gia cầm cho hơn 1.400.000 con gia cầm.
Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y Trần Hùng cho biết: “Bắt đầu từ 1/9 đến 30/10, tất cả số gia súc, gia cầm đã đăng kí tại các địa phương phải được tiêm phòng đầy đủ. Chi cục Chăn nuôi – Thú y sẽ chủ động kế hoạch, cung ứng đầy đủ vắc-xin cho các địa phương.
Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trùng vào dịp thu hoạch lúa hè thu, nên đề nghị các địa phương có kế hoạch thực hiện cụ thể, tích cực tuyên truyền để nhân dân trên địa bàn, phối hợp với lực lượng thú y viên, trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ đề ra với tỉ lệ cao”.
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, trong những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh như: DTLCP, lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm… có nguy cơ tái phát, lây lan trên diện rộng.
Do đó, việc tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ động, hữu hiệu để phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.
Để công tác tiêm phòng đợt 2/2020 đạt kết quả cao, ngoài sự chỉ đạo từ chính quyền địa phương, sự nỗ lực từ phía lực lượng thú y, chính các hộ chăn nuôi phải tự giác tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm của mình theo quy định.
Quảng Nam: Thời tiết thất thường, tôm chết tràn lan, người nuôi lỗ
Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến nuôi thủy sản ngày càng rõ rệt hơn, vì thế, rất cần thích ứng bằng các giải pháp thiết thực.
Biến đổi khí hậu khiến cho việc nuôi cá nước ngọt gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.N
Các biểu hiện của BĐKH như nắng nóng, bão lũ, hạn hán kéo dài, đặc biệt là gia tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, khiến tôm, cá rất dễ “sốc” môi trường, gây ra dịch bệnh.
Bởi vậy, rất dễ nhận thấy ở hầu khắp vùng triều nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh, tôm chết tràn lan, nông hộ thua lỗ.
Ông Ngô Hòa (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) cho biết, từ đầu vụ 2020 đến nay, đã qua 2 lần thả nuôi, tôm thẻ chân trắng đều chết hàng loạt, thiệt hại hơn 50 triệu đồng.
“Nhiệt độ môi trường nước vào thời điểm này cao hơn cùng kỳ năm trước vài độ C. Nhiệt độ trong ao nuôi tôm chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm nên tôm nuôi khó thích nghi. Tôi loay hoay mãi mà chưa biết có cách nào để ổn định nuôi tôm” - ông Hòa nói.
Mùa khô đến sớm, hạn hán kéo dài, độ mặn tăng cao, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi. Trong khi đó, hầu như các vùng triều nuôi tôm, hạ tầng rất sơ sài, chất lượng nước kém nên rất hiếm có nông hộ nuôi tôm thành công.
Nuôi cá nước lợ, nước ngọt cũng chịu ảnh hưởng xấu từ BĐKH. Ông Trần Kỳ Cương ( xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ) cho biết, cá điêu hồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, bỗng gặp nước mặn tràn về do triều dâng, đã sốc môi trường, chết hàng loạt.
Theo ông Mai Huy Chương - cán bộ phụ trách thủy sản xã Tam Thăng, BĐKH khiến cho môi trường nước diễn biến phức tạp, chất lượng nước có dấu hiệu giảm sút, ngày càng khó kiểm soát, diện tích nuôi cá trong lồng bè phát bệnh tăng đột biến, rất khó phát triển bền vững theo kỳ vọng.
“Có thể thấy BĐKH đã và đang có những biểu hiện rõ rệt, tác động nghiêm trọng đến cả nuôi cá nước ngọt lẫn nước lợ, cả nuôi cua, nhuyễn thể đến nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng” - ông Chương nói.
Qua mùa hạn, đến mùa mưa, các nông hộ nuôi cá nước lợ trên địa bàn xã Tam Phú (TP.Tam Kỳ) nơm nớp lo âu. Chỉ cần lượng mưa tăng mạnh là đã gây lũ lụt kéo theo những biến động lớn về môi trường, độ mặn giảm đột ngột, cá dìa, cá chẽm bị sốc, chết hàng loạt.
Ông Lê Văn Tại - cán bộ phụ trách thủy sản xã Tam Phú cho biết, năm nào xã cũng thông báo đến nông hộ, nên thu hoạch cá nước lợ trước mùa lụt bão, nhưng do cá chậm phát triển, nên thời gian nuôi kéo dài, bị lũ cuốn trôi.
Không ít hộ nông dân nuôi cá trái vụ, mong bán được giá, nhưng thua lỗ nặng nề do cá chết trong lũ lụt
Sau nhiều đợt đi tham quan các mô hình nuôi thủy sản thành công trong nước, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho rằng, để thích ứng BĐKH, quan trọng nhất là điều chỉnh các hoạt động nuôi phù hợp.
Tùy từng hệ thống nuôi, cần phải trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ, để đảm bảo nhu cầu sản xuất như hệ thống điện, kho chứa thức ăn, máy quạt nước, máy bơm, dụng cụ đo môi trường và các thiết bị phụ trợ khác để phản ứng kịp thời mọi tình huống bất ngờ, giảm thất thoát.
Nông hộ nên xây dựng hệ thống cấp đủ nước sạch, có hệ thống thoát nước riêng biệt, để chủ động nguồn nước cấp, và hạn chế mầm bệnh lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi.
Với những hệ thống nuôi thủy sản quảng canh, nông hộ nên chú trọng đầu tư, nguồn lực yếu thì không nên nuôi tôm, mà chuyển sang nuôi cua, một số loại cá có sức đề kháng, miễn dịch tốt.
“Tỉnh đang giao Sở NN&PTNT chú trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp lớn, để nuôi thủy sản hiện đại, công nghệ cao, thích ứng BĐKH” - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói
Có kinh nghiệm gần 20 năm nuôi thủy sản, ông Đỗ Văn Lành (phường An Phú, TP.Tam Kỳ) đúc kết kinh nghiệm: Để hạn chế tác hại của BĐKH, sau mỗi vụ nuôi, cần có thời gian để ngắt vụ, tiêu diệt các mầm bệnh và phục hồi môi trường.
Trước vụ nuôi phải cải tạo, diệt tạp ao nuôi thật kỹ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nông hộ cần sử dụng các chế phẩm vi sinh ủ với cám gạo, bột đậu, tạt xuống ao nuôi, để gây màu nước theo phương châm “nuôi nước trước, nuôi tôm sau”.
Tùy theo hình dạng ao và mật độ nuôi thủy sản mà bố trí máy quạt nước thích hợp, đảm bảo cung cấp đủ ôxy, đặc biệt, vào các thời điểm tối, đêm, gần sáng.
Nông hộ cần tăng thời gian chạy quạt, hoặc bố trí thêm hệ thống quạt nước cho tôm, vào những ngày nắng nóng hoặc mưa lớn kéo dài.
Những hình thức nuôi thủy sản làm giảm phát thải hiệu ứng nhà kính, thích ứng BĐKH như nuôi tôm khép kín, nuôi tôm vi sinh, nuôi thủy sản theo công nghệ biofloc… đã khẳng định được hiệu quả, nông hộ cần học hỏi và vận dụng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…