Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, phân bón giả, kém chất lượng đang gây rối loạn thị trường, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang gặp khó khăn do trên thị trường xuất hiện phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng diễn ra hết sức tinh vi với nhiều thủ đoạn, chiêu trò.
Theo Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, thời gian qua, công ty phát hiện một số cửa hàng kinh doanh phân bón nhỏ lẻ lấy vỏ bao bì phân bón Lâm Thao để cho phân bón của các công ty không có thương hiệu, bán với giá thấp. Ví dụ tại tỉnh Hòa Bình, sản phẩm NPK-S 5.10.3-8 từng bị làm giả từ đất sét và bột đá. Người dân mua về bón cho ngô thì cây bị lá vàng, không cho năng suất hoặc bị chết. Tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng làm phân bón giả đã sử dụng bột đá màu xám làm nhái Supe lân Lâm Thao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng cà phê.
Không chỉ vậy, một số cơ sở sản xuất phân bón làm mẫu mã bao bì với kiểu dáng giống hệt bao bì của phân bón Lâm Thao chỉ khác vài chi tiết nhỏ (logo và tên cơ sở sản xuất), đặt in giả bao bì phân bón Lâm Thao. Điều này dễ gây nhầm lẫn cho bà con nông dân khi chọn sản phẩm phân bón Lâm Thao, đặc biệt là bà con vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở này thường chiết khấu rất cao cho các đại lý bán hàng nên các đại lý vì lợi nhuận đã tiếp tay, hướng bà con nông dân mua các sản phẩm phân bón giả.
Lực lượng chức năng cũng cho biết: Những đơn vị sản xuất phân bón giả, kém chất lượng này đã đánh vào sự hám lợi của một số đại lý, cửa hàng (do phân bón giả có giá thành thấp nên đã chi thù lao cho người bán hàng cao) mà tiếp tay cho hành vi sản xuất, tiêu thụ phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng.
Mặt khác, do nhận thức của người dân nhiều nơi đặc biệt là nông dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, không phân biệt được phân bón thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Thêm vào đó là tâm lý ham rẻ nên dễ mua phải phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng.
Tác động tiêu cực của phân bón giả, phân bón kém chất lượng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, an ninh lương thực. Thêm nữa, thiệt hại và hậu quả chưa đo đếm được như: Phân bón giả, kém chất lượng làm suy kiệt sức sống của cây trồng dẫn đến giảm năng suất cây trồng, cây yếu sẽ bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn khiến cho việc tăng thêm chi phí cho phòng và trị sâu bệnh hại, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chất lượng nông sản. Mặt khác, các mặt hàng nông sản Việt Nam đang hướng tới thị trường quốc tế sẽ không đảm bảo chất lượng, việc xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện, trên thị trường có trên 700 cơ sở sản xuất phân bón, với 20.000 đầu tên sản phẩm phân bón, chưa kể đến số lượng phân bón nhập khẩu. Để thị trường phân bón được ổn định, tạo môi trường kinh doanh hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sản xuất và người sử dụng phân bón thì cần phải có vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước. Sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả sẽ bảo vệ được nhà sản xuất chân chính và bảo vệ được người nông dân sử dụng phân bón.
Theo các doanh nghiệp sản xuất phân bón, các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc mạnh mẽ nhằm kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất phân bón như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố, cần tăng cường công tác kiểm tra, việc cấp phép sản xuất, khảo nghiệm, cấp giấy chứng nhận hợp quy các loại phân bón vô cơ và hữu cơ, giám sát kiểm tra việc sản xuất kinh doanh các loại phân bón trên thị trường, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh các loại phân bón giả, phân bón nhái, phân bón kém chất lượng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), ông Trần Hữu Linh cho biết: Lực lượng QLTT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục Hoá chất, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) theo dõi, đánh giá việc áp dụng Nghị định 55/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón để kịp thời kiến nghị sửa đổi khi có những vấn đề tồn tại, hạn chế gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
Ngoài ra, lực lượng QLTT cả nước sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, các đơn vị liên quan kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón cần đầu tư dây chuyền sản xuất các loại phân bón có chất lượng, giá bán hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà sản xuất, hệ thống phân phối và người nông dân. Cần xây dựng hệ thống phân phối bán hàng khép kín, có chính sách hậu bán hàng tốt, trang bị kiến thức cho bà con nông dân về nhận diện thương hiệu, sản phẩm và hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật.
Xuất khẩu nông sản: Thích ứng “cuộc chơi” mới
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nông sản Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng XK nông sản sang thị trường này đang có dấu hiệu suy giảm, đòi hỏi doanh nghiệp (DN) phải chủ động thay đổi để thích ứng với “cuộc chơi” mới.
Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, trong bảy tháng của năm 2019 kim ngạch XK rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy phân tích, những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản của Việt Nam lớn nhất, đặc biệt với rau quả Việt Nam XK, có thể khẳng định Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc thực hiện nghiêm các quy định về truy xuất nguồn gốc, yêu cầu sản phẩm phải có mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, khiến XK rau quả của Việt Nam có xu hướng sụt giảm.
Đơn cử, thời điểm tháng 3, tháng 4 vừa qua, dứa tại Lào Cai vào vụ thu hoạch rớt giá mạnh, chỉ còn 1.800-2.000 đồng/kg. Tháng 5, nông dân Lai Châu cũng gặp khó khi tiêu thụ chuối bởi phía hải quan Trung Quốc kiểm tra nghiêm các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trong khi người nông dân, cũng như thương lái, doanh nghiệp không đáp ứng được theo đúng quy định. Tương tự, vì chưa XK được chính ngạch nên mặt hàng sầu riêng cũng vướng mắc khi XK sang Trung Quốc.
Với trái cây, theo chuyên gia Hoàng Trọng Thủy, XK rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó bán do yêu cầu mã số vùng trồng. Cụ thể, trong tất cả trái cây và nông sản XK sang Trung Quốc, phía Trung Quốc yêu cầu phải có mã vùng từ 6-12 ha/trồng một loại cây, và phải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, không trồng xen các loại cây khác vào. Nhưng hiện, trái cây của Việt Nam gần như chưa có loại nào đạt được 10ha liền vùng, liền thửa và trồng cùng một loại cây. “Những cây ăn quả, cây lâu năm không thể trong năm một, năm hai có thể giải quyết được, mà ít nhất phải mất thời gian ba năm mới đáp ứng được yêu cầu này”, ông Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh.
Trước tình hình xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc suy giảm, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến kịp thời những thông tin về quy định của Trung Quốc đối với các mặt hàng nông, thủy sản nhập khẩu tới các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp XK liên quan. Đồng thời, có những động thái với phía bạn nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông sản XK nước ta.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, việc XK các loại quả được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi, có những mặt hàng đang XK khá tốt. Hiện nay, với các loại trái cây của ta đã được Trung Quốc cho phép nhập khẩu, phía Trung Quốc cho phép doanh nghiệp Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số, chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác.
Tuy nhiên, khả năng cao phía Trung Quốc sẽ dần dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc sẽ cho dừng các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt. “Do đó, điều các doanh nghiệp, người dân cần làm là bảo đảm sản xuất an toàn, có mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói cũng sớm đăng ký mã số rồi đăng ký với hải quan Trung Quốc theo quy định để bảo đảm việc thông quan thuận lợi. Đồng thời, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương kịp thời, hiệu quả”, ông Nguyễn Quý Dương khuyến cáo.
Các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo nên tìm hiểu các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc đối với các hàng hóa mà doanh nghiệp có kế hoạch hợp tác, giao dịch, nhất là những sản phẩm như: thực phẩm, nông sản, thủy sản... vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về vấn đề kiểm dịch. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu; cập nhật thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu cũng như những quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.