Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 | 15:23

Tin NN Tây Bắc: Bắc Phong mở rộng diện tích trồng cây chuối tây

Người dân xã Bắc Phong (Phù Yên, Sơn La) đã tận dụng diện tích đất nương, đất vườn, đất ven sông để mở rộng diện tích trồng cây chuối tây để xuất khẩu đã mang lại nguồn thu nhập cao.

chuoi-tay.jpg

Sản phẩm chuối tây xã Bắc Phong (Phù Yên) bán cho thương lái. Anhr: Báo Sơn La

 

Ngoài trồng ngô lai, sắn cao sản, cây xả Java lấy tinh dầu, từ năm 2016 đến nay, người dân xã Bắc Phong (Phù Yên, Sơn La) đã tận dụng diện tích đất nương, đất vườn, đất ven sông để mở rộng diện tích trồng cây chuối tây để xuất khẩu đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, góp phần từng bước giảm nghèo ở địa phương.

Hiện nay, xã Bắc Phong có trên 130 hộ trồng chuối tây, với hơn 120 ha (100 ha đã cho thu hoạch), tập trung ở các bản: Bó Mý, Bãi Con, Bó Vả, Bưa Đa, Bắc Băn, năng suất bình quân khoảng 13 - 17 tấn quả/ha, sản lượng trên 1.500 tấn quả/năm. Thực tế cho thấy, trồng cây chuối tây cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với trồng ngô, sắn.

Theo người trồng chuối tây trong xã, cây chuối phù hợp khí hậu nóng ẩm vùng lòng hồ, sinh trưởng tốt trên vùng đất dốc; buồng chuối vừa phải, quả chắc, đều, mã quả sáng, nên được thương lái ưa chuộng.

Chuối trồng sau 1 đến 2 năm có thể tách cây chuối con để nhân rộng diện tích, không mất chi phí mua cây giống. Hằng năm, từ tháng 3 đến tháng 9 là thời điểm quả chuối cho chất lượng tốt nhất.

Về đầu ra của sản phẩm, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn, đại lý thu mua chuối của tư nhân đã thu mua chuối cho bà con trong xã một ngày 1 lần, ngoài ra còn chủ động kết nối với các đầu mối tiêu thụ chuối tại các tỉnh: Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Vĩnh Phúc và một số thương lái người Trung Quốc đến tận nơi thu mua.

Riêng năm 2020, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên việc tiêu thụ chuối xanh nhiều lúc bị chậm, vì vậy các hộ trồng chuối đã sử dụng chuối chín làm rượu, một phần được phơi, sấy khô... bán ra thị trường trong huyện, trong tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đến bản Bãi Con, bản có diện tích trồng chuối tây lớn nhất trong xã, với gần 25 ha đã cho thu hoạch, chúng tôi nhận thấy bà con đang thu hoạch chuối trên nương và vận chuyển xuống ven đường để bán cho thương lái. Hộ nào trong bản cũng trồng chuối, có nhiều hộ trồng từ 1-3 ha chuối tây, thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, bản có trên 50% hộ dân có mức thu nhập khá.

Anh Mùi Văn Khuých, bản Bãi Con kể: Năm 2016, gia đình tôi mua giống chuối tây về trồng 3 ha, sau hơn 1 năm đã được thu hoạch quả. Bây giờ, tháng nào tôi cũng thu hoạch 3 - 4 đợt chuối quả, bán với giá từ 4.000 - 6.500 đồng/kg chuối quả, thu 8 - 10 triệu đồng/tháng. Năm 2019, gia đình tôi thu trên 150 triệu đồng từ vườn chuối.

Thời gian tới, xã Bắc Phong tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích trồng chuối từ 20 ha/năm trở lên. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thành lập hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm chuối tây, nhằm hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, cung cấp giống chuối cho người dân trong xã; từng bước sản xuất chuối tây theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm chuối Bắc Phong, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chuối.

Yên Bình khẩn trương sản xuất vụ đông

Những ngày này, nông dân huyện Yên Bình đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương gieo trồng và chăm sóc cây vụ đông sớm đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất.

vu-dong.jpg

Nông dân xã Cảm Nhân chăm sóc cây ngô trên đất hai vụ lúa. Ảnh: Báo Yên Bái.

 

Tại xã Cảm Nhân, toàn bộ diện tích trồng cây vụ đông đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ đầu tháng 10, những chân ruộng hai lúa, những vùng đất soi bãi đã sẵn sàng để xuống giống cho kịp thời vụ. Vụ đông năm 2020, xã phấn đấu trồng 187 ha cây màu vụ đông các loại. Trong đó, ngô đông là 118 ha (101 ha ở chân ruộng hai vụ, 17 ha ở đất soi bãi), khoai lang 27 ha, rau các loại 42 ha (chủ yếu là cà chua, cải bắp, súp lơ, su hào...). là những nông sản có thị trường tiêu thụ khá ổn định từ nhiều vụ và có thể xen canh, gối 2 - 3 lứa/vụ. 

Chủ tịch UBND xã Cảm Nhân Nguyễn Đức Hạnh cho biết: "Để đảm bảo sản xuất vụ đông đạt kết quả cao và tạo thuận lợi cho bà con gieo trồng, UBND xã đã chỉ đạo Ban Nông nghiệp xã phối hợp với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch làm đất, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng chất lượng cho các hộ xã viên; sẵn sàng các phương án tưới nước phục vụ gieo trồng và phòng chống úng cho những diện tích cây vụ đông ở vùng trũng đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả”... 

Đối với vùng chuyên trồng cây màu, tập trung sản xuất đa dạng các loại cây rau, đậu ngắn ngày, có thể quay vòng từ 2 - 3 lứa/vụ đông; tập trung sản xuất các cây rau truyền thống như cà chua, dưa chuột, bí xanh và rau ăn lá để tiêu thụ nội địa". 

Đồng chí  Nguyễn Xuân Trường -  Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: "UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn quy trình thâm canh các loại cây trồng và tổ chức tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ đông”. 

Vụ đông năm 2020, huyện Yên Bình phấn đấu gieo trồng 1.510 ha, trong đó: 700 ha ngô đông (450 ha trồng trên đất hai vụ lúa, 241 ha trồng trên đất soi bãi); 300 ha khoai lang; 510 ha rau các loại. Vụ đông được Yên Bình xác định là một trong những vụ sản xuất chính, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác và làm giàu cho nông dân.

Tuyên Quang: 26 sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng OCOP

Chè Shan tuyết Hồng Thái của Hợp tác xã Sơn Trà (Na Hang) được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Ảnh: Báo Tuyên Quang.

 

ocop.jpg

UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh năm 2020 đợt 1.

 

26 sản phẩm của 21 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, hộ kinh doanh đã được công nhận đạt tiêu sản phẩm OCOP cấp tỉnh, huyện. Trong đó, có 5 sản phẩm đạt sản phẩm cấp tỉnh hạng 4 sao gồm: Trà Ngọc Thúy, chè xanh Ngọc Thúy của Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn); chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá của Hợp tác xã Sơn Trà (Na Hang); cam sành Hàm Yên của Công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên (Hàm Yên); mật ong hương rừng của Hợp tác xã Mật ong Phong Thổ (TP Tuyên Quang) và 21 sản phẩm được xếp hạng cấp huyện hạng 3 sao.

Mùa Hồng không hạt ở Nghĩa Thuận

Thời điểm tháng 10 đến với xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ, Hà Giang) với cái se lạnh của sương sớm cuối Thu là hình ảnh người dân trên địa bàn xã nở những nụ cười thật tươi, trên vai địu quẩy tấu chất đầy trái Hồng không hạt màu vàng óng.

 

hong-khong-hat.jpg

Ông Vàng Dung Pháng, thôn Phín Ủng thu hoạch Hồng không hạt.

 

Đến thăm vườn Hồng không hạt của gia đình ông Vàng Dung Pháng, thôn Phín Ủng; cây nào cũng sai trĩu quả, đa phần quả đã chuyển sang màu vàng óng và bắt đầu cho thu hoạch. Ông Pháng cho biết: Hiện tại, tôi có gần 500 cây Hồng không hạt, trong đó, 150 cây đã được thu hoạch, dự kiến gần 350 cây khoảng 2 năm sẽ bắt đầu sai quả. Năm 2019, tôi thu hoạch được khoảng 3 tấn quả; năm nay, tuy thời tiết mưa nhiều làm quả rụng, nhưng nhờ kinh nghiệm gần 20 năm trồng hồng nên vẫn được một mùa hồng bội thu, sản lượng năm nay ước thu trên 4 tấn.

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận, Phan Thông Quyết, cho biết: Toàn xã có hơn 700 hộ, trong đó hơn 300 hộ trồng cây Hồng không hạt, tập trung ở các thôn, như: Phín Ủng; Khủng Cáng, Cốc Pục; Na Linh. Từ đầu năm đến nay, người dân trồng mới được gần 50 ha, nâng tổng diện tích cây Hồng không hạt toàn xã lên trên 150 ha, với 70 ha diện tích đang cho thu hoạch.

Nhằm giữ vững thương hiệu Hồng không hạt của địa phương, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Thuận tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người mua không bị nhầm quả Hồng không hạt của địa phương với các nơi khác; liên kết với HTX Hồng không hạt Quản Bạ trong việc bao tiêu sản phẩm; giám sát chặt chẽ từ khâu nhân giống đến khâu tiêu thụ sản phẩm ra thị trường; thành lập các tổ hoặc nhóm sở thích trồng cây ăn quả phát triển kinh tế; triển khai thực hiện có hiệu quả dự án phát triển Hồng không hạt và trồng cây hồng ghép theo chương trình giảm nghèo của huyện; tăng cường các biện pháp bảo vệ thương hiệu Hồng không hạt Quản Bạ…

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top