Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 10 tháng 6 năm 2020 | 11:48

Tin NN Tây Bắc: Cao su giảm sản lượng vì bệnh phấn trắng

Từ cuối tháng 2 đến nay, toàn bộ diện tích cây cao su của Cty CP Cao su Lai Châu bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh phấn trắng gây hại. Do đó, đã làm giảm sản lượng mủ, thiệt hại lớn cho Cty, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

cao-su.jpg

Cán bộ Nông trường Cao su Phong Thổ kiểm tra diện tích cao su bị bệnh phấn trắng. Ảnh: Báo Lai Châu.

 

Có mặt tại Nông trường Cao su Phong Thổ (Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu), đến thời điểm này, nhiều diện tích cao su đang trong giai đoạn thai khác vẫn chưa được thu hoạch mủ. Trao đổi với anh Lưu Văn Phương - Giám đốc Nông trường Cao su Phong Thổ chúng tôi được biết, Nông trường đang quản lý 939,9ha cây cao su, trong đó có 794ha đến tuổi được khai thác nhưng vì bệnh phấn trắng đã làm số diện tích cao su trên không thể thu hoạch.

Theo kế hoạch năm 2020, Nông trường được giao chỉ tiêu khai thác 1.023 tấn mủ quy khô. Trong nửa đầu tháng 1, Nông trường đã khai thác được 23,7 tấn mủ, còn lại từ nửa cuối tháng 1 đến hết tháng 2 vườn cây bị rụng lá sinh lý mùa đông, phải chờ cây cao su mọc lá non và quang hợp diệp lục thì mới có thể tiếp tục khai thác. Tuy nhiên, bệnh phấn trắng xuất hiện thành 2 đợt trên toàn bộ diện tích cây cao su, gây thất thu hàng tỷ đồng cho Nông trường cũng như thu nhập của người lao động.

Cũng giống như Nông trường Cao su Phong Thổ, Nông trường Cao su Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ) đang quản lý 1.235ha cây cao su, nhưng cũng bị bệnh phấn trắng gây hại, làm cây cao su phát triển kém, không được khai thác mủ đã làm cho 62 công nhân lao động trực tiếp của Nông trường phải hoãn hợp đồng lao động, đến ngày 1/6 vừa qua mới khôi phục hợp đồng đi làm.

Hiện, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu đang quản lý 6.948ha cây cao su, trong đó 4.580ha đang trong giai đoạn khai thác đều bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Anh Lò Văn Thương - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu cho biết: Đây không phải là lần đầu diện tích cây cao su của Công ty xuất hiện bệnh phấn trắng nhưng chưa năm nào lại lan rộng và phát triển mạnh trước năm nay.

Đây là loại bệnh thường gặp ở cây cao su, nhất là giai đoạn cây ra lá sau chu trình rụng lá sinh lý hàng năm. Khác với một số bệnh thường gặp như lở cổ rễ chỉ liên quan đến phần gốc thì có thể chữa trị được, nhưng bệnh phấn trắng lại xuất hiện trên lá, đặc biệt là lá non làm cho lá biến dạng và rụng nhiều. Những lá không rụng cũng bị bào tử nấm phủ trên mặt và sinh ra một lớp bột trắng như phấn, làm cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến chất lượng mủ.

Do thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh có sương mù về đêm và sáng sớm, trưa thì nắng nóng làm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao dẫn đến bệnh phát mạnh và lan rộng, nên từ cuối tháng 2 đến ngày 20/5, Công ty không thể khai thác được mủ. Từ 20/5 trở đi, Công ty đã chỉ đạo các  Nông trường cho công nhân đi kiểm tra, rà soát những cây không còn bị bệnh thì tiếp tục khai thác. Đối với các vườn cây chưa ổn định, không được cạo mủ tránh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của vườn cây.

Si Ma Cai: Mô hình trồng ngô ngọt cho hiệu quả kinh tế cao

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai (Lào Cai) vừa tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất ngô ngọt thông qua liên kết và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

 

ngo-ngot.jpg

Các đại biểu tham quan mô hình ngô ngọt tại thị trấn Si Ma Cai. Ảnh: Báo Lào Cai

 

Vụ xuân năm 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Hà Trung (Thanh Hóa) triển khai mô hình trồng ngô ngọt quy mô 10,6 ha trên đất ruộng 1 vụ, với sự tham gia của 22 hộ dân và 2 tập thể.

Tham gia mô hình, các hộ được ứng trước 100% giống ngô ngọt Hi-Brix58, phân bón, được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, tham gia các cuộc hội thảo. Toàn bộ sản phẩm được Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Hà Trung cam kết thu mua với giá niêm yết theo thời điểm.

Đến nay, mô hình này đã cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 18 tấn/ha, với giá bán 2.800 đồng/kg, trừ chi phí, người dân thu lãi trên 39,6 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với trồng ngô lai, gấp 4 lần so với trồng ngô địa phương và gấp 1,5 lần so với trồng lúa. Nhân dân chỉ cần thu hoạch bắp tươi, vận chuyển ra điểm tập kết và bán cho doanh nghiệp.

Giống ngô ngọt Hibrix58 có khả năng thích ứng rộng, thích hợp trồng trên đất nương đồi (trồng từ tháng 4 đến tháng 8) và đất ruộng (trồng từ tháng 3 đến tháng 5) trồng trước vụ mùa vùng cao; thời gian sinh trưởng từ 95 – 110 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao, cây cao cứng khỏe, bộ rễ chân kiềng lan rộng nên khả năng chống đổ tốt nếu gặp mưa bão.

Đặc biệt, giống ngô Hibrix58 bắp to, có thể đạt 2 bắp trên cây, mỗi bắp tươi đạt trọng lượng từ 300g trở lên, kháng sâu bệnh tốt, dễ thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khí hậu của địa phương. Bộ lá xanh đậm bền cho tới khi thu hoạch, thân lá sau khi thu hoạch thích hợp sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với Công ty mở điểm bán các sản phẩm ngô đóng hộp (ngô hạt nguyên chất và ngô hộp dạng bột) do Công ty sản xuất trên địa bàn trong và ngoài huyện, nhằm quảng bá sản phẩm và tạo mối liên kết sản xuất, tiêu thụ bền vững.

Xây dựng nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại Mường Khương

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1606/QĐ-UBND, ngày 2/6/2020 chấp thuận cho Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương (Lào Cai).

 

muong-khuong.jpg

Nhà máy đi vào hoạt động góp phần tiêu thụ dứa bền vững cho nhân dân. Ảnh: Báo Lào Cai

 

Nhà máy được xây dựng tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương với tổng diện tích đất sử dụng là 29.177m2 bao gồm: Nhà hành chính kết hợp nhà ăn, nhà xưởng sản xuất dứa đóng hộp, chuối sấy dẻo; nhà xưởng sản xuất dứa, rau quả lạnh, nước dứa cô đặc; nhà lò hơi, sân than; cây xanh cách ly và các công trình phụ trợ khác… 

Theo thiết kế, nhà máy có công suất: Dứa đóng hộp 4.600 tấn sản phẩm/năm; chuối tiêu hồng sấy dẻo 800 tấn/năm; ngô ngọt đóng hộp 1.000 tấn/năm; măng dầm giấm 300 tấn/năm; nước dứa cô đặc 1.600 tấn/năm; dứa IQF 1.450 tấn/năm; các loại rau quả IQF khác 250 tấn sản phẩm/năm.

Tổng vốn đầu tư trên 31 tỷ đồng, nhà máy dự kiến sẽ khởi công tháng 9/2020, hoàn thành và đi vào sản xuất tháng 2/2021.

Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết đầu ra bền vững, ổn định các nông sản thế mạnh của huyện Mường Khương và các địa phương lân cận; nâng cao thu nhập cho nông dân và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Lục Yên: Sản lượng lạc xuân ước đạt trên 1.500

Vụ lạc xuân năm nay, huyện Lục Yên (Yên Bái) gieo trồng hơn 720 ha lạc, với cơ cấu chủ yếu là giống lạc đỏ địa phương, tập trung ở những xã như: Minh Xuân, Vĩnh Lạc, Minh Tiến.

 

lac.jpg

Nhân dân Lục Yên thu hoạch lạc xuân. (Ảnh: Khắc Điệp)

 

Nhờ tập trung gieo trồng đúng lịch thời vụ, cung ứng đủ nguồn giống, phân bón cho bà con nông dân, tập trung phòng trừ các loại sâu, bệnh; đồng thời, đưa vào thử nghiệm các giống lạc mới cho năng suất cao nên toàn bộ diện tích lạc xuân của huyện phát triển tốt, cho năng suất cao. 

Thời gian này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, trên khắp các cánh đồng bà con nông dân trong huyện đang tập trung thu hoạch, giải phóng đất, đảm bảo kịp thời vụ. Qua đánh giá, năng suất lạc xuân năm nay ước đạt 21,5 tạ/ha, sản lượng 1.548 tấn.

Sơn La có 2.300ha cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP

 

xoai-son-la.jpg

Thành viên HTX Xây dựng và Nông nghiệp Bảo Khánh, xã Cò Nòi (Mai Sơn) bao trái xoài.

 

Tỉnh Sơn La hiện có 2.300 ha cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP, sản lượng sản phẩm được cấp VietGAP và tiêu chuẩn tương tự đạt 33.600 tấn/năm; 18 sản phẩm nông sản của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, trong đó có 1 sản phẩm được bảo hộ tại thị trường Thái Lan.

Thông qua các đợt kiểm tra liên ngành và thẩm định trực tiếp tại cơ sở, các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; tác hại của dư lượng hóa chất cấm, thuốc BVTV, thuốc thú y trong sản xuất thực phẩm đối với sức khỏe con người và môi trường. Đồng thời, thực hiện duy trì và phát triển 144 chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn; thẩm định cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với 4 cơ sở trên địa bàn tỉnh.

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top