Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 7 năm 2018 | 17:54

Tin NN Tây Bắc: Dưa hấu Quảng Khê gặp khó khâu tiêu thụ

Vài năm gần đây, người dân ở xã Quảng Khê (Ba Bể, Bắc Kạn) đã đưa cây dưa hấu vào trồng, mang lại hiệu quả kinh tế khá. Mặc dù vậy, việc liên kết tiêu thụ dưa hấu của bà con vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

dua-hau.JPG

Hiện, đang là thời điểm cuối vụ thu hoạch dưa hấu ở xã Quảng Khê, mặc dù số lượng dưa hấu không còn nhiều. Tuy nhiên, thời gian qua việc bán dưa hấu được giá với số lượng nhiều là rất  khó khăn. Cũng giống như vụ trước tại thời điểm được thu hoạch, người dân chủ yếu vận chuyển dưa hấu ra các chợ trên địa bàn để bán với số lượng có hạn.

Xã Quảng Khê có hơn 40ha đất chuyên trồng cây dưa hấu, dưa lê, dưa chuột. Việc tiêu thụ chỉ nhỏ lẻ, giá bán chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg, thậm chí còn thấp hơn, chủ yếu bán cho thương lái ở Thái Nguyên, Cao Bằng.

Theo Chủ tịch UBND xã Quảng Khê Triệu Duy Chinh, cây dưa được xã đưa vào cơ cấu cây trồng để thực hiện mô hình cánh đồng cho thu nhập 100 triệu đồng/ha. Tuy vậy, việc tiêu thụ dưa còn gặp nhiều khó khăn do thị trường chưa được mở rộng.

Những năm qua, cây dưa hấu tại Quảng Khê  đã khẳng định được giá trị kinh tế đối với các hộ dân tại đây đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc Dao ở các thôn Nà Vài, Nà Hai. Nhiều diện tích đất trước đây bị bỏ hoang được bà con cải tạo thành những thửa ruộng trồng dưa hấu, mang lại cho mỗi hộ thu nhập cả chục triệu đồng/vụ, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo của địa phương. Do vậy, ngoài việc duy trì diện tích và nâng cao chất lượng cây dưa hấu, các cấp ngành và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa tới việc giúp bà con thành lập tổ hợp tác sản xuất, HTX bao tiêu sản phẩm nông nghiệp nói chung và quả dưa hấu nói riêng; xây dựng thương hiệu cho quả dưa hấu Quảng Khê.

Bạch Thông được mùa lúa xuân

Những ngày này, các cánh đồng lúa xuân của huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đều đã cơ bản thu hoạch xong. Dù thời tiết nắng nóng cao điểm, nhưng bà con nông dân vẫn có tâm trạng phấn khởi vì vụ xuân năm nay được mùa.

lua.jpg

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT, vụ xuân này cả huyện cấy được 1.218ha, đạt 102% kế hoạch giao, kết thúc vụ năng suất ước đạt gần 60 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha so với chỉ tiêu đề ra.

Vừa đóng thóc vào bao, ông Nguyễn Công Kiên ở thôn Nà Hoan, xã Tân Tiến cho hay: So với năm ngoái, năm nay sản lượng thóc thu cao hơn do thời tiết ủng hộ, chất lượng giống đảm bảo và nguồn tưới tiêu thuận lợi. Gia đình ông cấy được trên 2.000m2 lúa giống Tạp giao, hiện phơi khô quạt sạch đã thu về gần 30 bao, cao hơn năm ngoái 5 bao.

Tại xã Vi Hương- một trong những vựa lúa của huyện Bạch Thông, vụ xuân này toàn xã cấy được 152ha, đạt 107% kế hoạch giao. Theo đồng chí Dương Văn Tập, Phó Chủ tịch UBND xã thì vụ này năng suất lúa ước đạt 58 tạ/ha, vượt chỉ tiêu giao. Hiện xã đang chỉ đạo bà con thu gom đốt rơm rạ, chuẩn bị làm đất để làm vụ mùa.

Trải nghiệm thu hoạch lê tai nung tại xã Y Tý

Sáng 7/7, tại xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai), UBND huyện Bát Xát đã tổ chức Chương trình trải nghiệm thu hoạch lê tai nung và tìm hiểu văn hóa người Hà Nhì. Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội mùa Thu huyện Bát Xát năm 2018.

le.jpg

Bát Xát là huyện có nhiều khu vực khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho việc phát triển các loại cây ôn đới, trong đó có lê tai nung (VH6). Năm 2010, huyện Bát Xát đưa cây lê tai nung vào trồng thử nghiệm tại một số xã vùng cao, sau 3 năm trồng cây bắt đầu cho quả với chất lượng ngon, ngọt, mùi thơm đặc trưng. Xác định đây là loại cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với khí hậu các xã Nậm Pung, Y Tý, Pa Cheo, huyện đã đầu tư mở rộng diện tích lên trên 200ha.

Đến nay, diện tích cho thu hoạch đạt gần 30ha, năng suất trung bình 7 - 8 tấn/ha, giá bán khoảng 40 nghìn đồng/kg, thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí đạt khoảng 120 - 150 triệu đồng/ha. Nguồn thu từ lê tai nung đang góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện.

thu-hoach-le.jpg

Sau Lễ khai mạc chương trình, các đại biểu, người dân và du khách đã được trực tiếp trải nghiệm thu hoạch và thưởng thức những trái lê sạch, tươi ngon tại các vườn lê tai nung thuộc thôn Lao Chải 3; tìm hiểu văn hóa người Hà Nhì tại các hộ dân thôn Lao Chải 1, Choản Thèn (xã Y Tý); chứng kiến cảnh sinh hoạt đời thường và tham gia chế biến những món ẩm thực của người dân nơi đây…

Chị Lý Trinh, xã Bản Qua (Bát Xát) cho biết: “Mặc dù là người địa phương nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm hái và thưởng thức lê tại vườn - một trải nghiệm hết sức thú vị. Tôi nghĩ huyện Bát Xát cần nhiều hơn nữa những sự kiện như thế này để thu hút không chỉ du khách trong nước mà hướng đến là những du khách nước ngoài”.

Hà Giang: Hỗ trợ giống lúa, ngô cho người dân bị thiệt hại do mua, lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng về người và tài sản, trong đó nhiều diện tích lúa, ngô bị vùi lấp, ngập úng và mất trắng hoàn toàn.

Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ, giúp bà con có giống cây trồng tốt để khôi phục sản xuất, Công ty Cổ phần giống nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương và Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam đã hỗ trợ người dân 1,2 tấn giống lúa Thiên ưu 8 và  1,5 tấn giống ngô lai CP 511 với tổng trị giá trên 200 triệu đồng.

ho-tro-lua-giong.jpg

Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trao giống lúa cho lãnh đạo xã Mậu Duệ (Yên Minh) để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất.

 

Được biết, giống lúa Thiên ưu 8 và giống ngô lai CP 511 có thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ nảy mầm cao, năng suất cao, có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và chống hạn vượt trội, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của các địa phương trong tỉnh.

Ngay khi nhận được hỗ trợ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã cấp về cho người dân các xã chịu thiệt hại nặng nề thuộc các huyện Quản Bạ, Yên Minh,Vị Xuyên, Bắc Quang; đồng thời yêu cầu Trạm Bảo vệ thực vật các huyện hỗ trợ, hướng dẫn người dân về kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc để đảm bảo hạt giống sinh trưởng đạt tỷ lệ cao. 

Mường La đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

xk.jpg

Hiện, trên địa bàn huyện Mường La (Sơn La) có hơn 4.000ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích trồng xoài chiếm trên 40%. Năm 2018, toàn huyện có gần 1.072ha xoài, 561ha nhãn, 425ha chuối cho thu hoạch, tổng sản lượng ước đạt trên 14.000 tấn. Trong năm, huyện Mường La dự kiến xuất khẩu chính ngạch khoảng 20 tấn xoài, 15 tấn nhãn, 200 tấn chuối sang thị trường Trung Quốc; khoảng 10 tấn xoài, nhãn sang thị trường Nga.

Từ đầu năm đến nay, huyện đã tập trung tổ chức, chỉ đạo sản xuất, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm, mã vùng trồng, tem, nhãn, mác đảm bảo điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, vận động, chỉ đạo, hướng dẫn các HTX và các hộ gia đình về kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc, các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đảm bảo năng suất, chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu từ các đối tác xuất khẩu. Bên cạnh đó, Mường La tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kết nối với các hộ nông dân, HTX trong thực hiện xuất khẩu nông sản. Đồng thời, cử đoàn công tác tham gia cùng đoàn của tỉnh sang Trung Quốc tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu xoài tại thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Ông Nguyễn Đức Thành, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu năm 2019, trong đó, có xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính như: Nga, Hàn Quốc, huyện Mường La tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc phù hợp theo yêu cầu xuất khẩu của từng thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con. 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top