Theo Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản của địa phương do UBND huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) thực hiện, bắt đầu từ năm 2016.
Gia đình ông Chẩu Văn Lợi, thôn Nà Lung, xã Thượng Lâm (Lâm Bình) trồng rau bò khai tăng thêm thu nhập. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Huyện triển khai dự án trồng rau bò khai, rau ngót rừng và giảo cổ lam tại các thôn Khau Đao (Thượng Lâm); Nặm Chá, Nặm Đíp (Lăng Can); Lung Luông, Nà Chúc (Hồng Quang), Bản Phú (Thổ Bình)... với 8,4 ha. Trong đó, diện tích rau bò khai là 4 ha, rau ngót rừng là 1,6 ha, còn lại là giảo cổ lam.
Thực hiện đề án, huyện đã chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch rà soát điều kiện thực tế và giao chỉ tiêu cụ thể cho các thôn, bản, hộ gia đình thực hiện làm thí điểm trước, nếu có hiệu quả sau đó mới nhân ra diện rộng. Từ cách làm này, các địa phương đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các hộ gia đình cùng tham gia thực hiện đề án. Điển hình có gia đình ông Ma Văn Kiệm, thôn Nà Chúc, xã Hồng Quang đã tiên phong tham gia thực hiện thí điểm mô hình trồng giảo cổ lam.
Ông Kiệm chia sẻ, sẵn có điều kiện lợi thế về đất vườn rừng, nên ông đăng ký trồng thử nghiệm 500 gốc giảo cổ lam. Sau 5 tháng trồng thử nghiệm, cây trồng phát triển tốt nên ông tiếp tục duy trì phát triển. Ông Kiệm bảo, ông vừa thu hoạch được hơn 3 tạ rau giảo cổ lam, bán với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg tùy từng thời điểm, thu được gần 3 triệu đồng. Một năm thu hoạch đều được 4 lứa.
Từ hiệu quả mô hình của gia đình ông Kiệm, xã Hồng Quang đã nhân rộng mô hình trồng giảo cổ lam với 11 hộ tham gia với tổng diện tích 1,5 ha. Các hộ tham gia trồng được hỗ trợ 16.000 cây giống và có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức các món ăn đặc sản của khách du lịch trên địa bàn huyện. Hiện, mô hình trồng rau giảo cổ lam còn được triển khai ở một số xã Lăng Can, Xuân Lập, Thổ Bình, Bình An. Tổng diện tích toàn huyện đạt gần 5 ha.
Đối với cây rau bò khai, từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 20 ha, đạt 131,5% kế hoạch đề ra. Trong đó, tập trung nhiều ở xã Lăng Can và Thượng Lâm. Đồng chí Ma Ngọc Trường, Bí thư Đảng ủy xã Lăng Can chia sẻ, cây bò khai trước đây bà con chưa chú trọng trồng, chỉ coi như cây dại. Thực hiện Đề án phát triển cây trồng đặc sản, chính quyền địa phương đã vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển loại rau này phục vụ sản xuất hàng hóa. Hiện toàn xã đã trồng được 10,08 ha, đáp ứng nhu cầu thị trường. Rau bò khai được thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, bán với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.
Ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện nhấn mạnh, trước nhu cầu của thị trường và sự phát triển của dịch vụ homestay tại địa phương, huyện tập trung các giải pháp hỗ trợ về cây giống, khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích các loại rau đặc sản. Toàn huyện, hiện có gần 20 ha rau bò khai, 5 ha rau giảo cổ lam và gần 2 ha rau ngót rừng. Cuối năm 2019, huyện phát triển thêm 2 mô hình rau đặc sản nữa là rau Phắăc Hùng và rau Phắăc Bó, mỗi mô hình có quy mô 2.000 m2. Các mô hình góp phần đa dạng các sản phẩm rau đặc sản, thu hút khách du lịch, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuần Giáo trồng mới 30,9ha thông mã vĩ
Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã tổ chức cho nhân dân 3 xã: Quài Tở, Quài Nưa và Tênh Phông trồng 30,9ha thông mã vĩ.
Người dân xã Tênh Phông trồng thông mã vĩ. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ
Sau khi khảo sát diện tích, vị trí trồng rừng; cán bộ Ban Sau khi khảo sát diện tích, vị trí trồng rừng; cán bộ Ban tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát dọn thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, bón phân... đúng quy trình kỹ thuật. Tận dụng thời tiết thuận lợi có mưa, người dân trên địa bàn 3 xã tích cực trồng 30,9ha thông mã vĩ. Đây là loại cây được trồng nhiều trong những năm gần đây trên diện tích rừng phòng hộ, tỷ lệ cây sống đảm bảo và thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, phát triển tốt.
Ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuần Giáo cho biết: Để trồng rừng đảm bảo quy chuẩn, toàn bộ cây giống được đơn vị hợp đồng với các vườn cây cung ứng giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tránh vận chuyển xa; chiều cao cây giống đảm bảo. Trong quá trình trồng cây, cán bộ Ban tới từng xã hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cũng như giám sát quá trình trồng cây; đồng thời tuyên truyền, vận động bà con cách bảo vệ vườn cây sau trồng để không bị xâm hại.
Cây chè Ngam La giúp người dân xóa đói, giảm nghèo
Với địa hình, thời tiết, khí hậu ở xã Ngam La (Yên Minh, Hà Giang) rất phù hợp và thuận lợi để phát triển cây chè và được cho là cây công nghiệp lâu dài có thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương. Những năm gần đây, cây chè là một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân Ngam La.
Gia đình chị Lý Thị Thẻm thu nhập ổn định từ cây chè. Ảnh: Báo Hà Giang
Theo đồng chí Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Ngam La, cho biết: Chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành nghị quyết về phát triển cây chè và cơ sở chế biến chè; tổ chức quy hoạch, rà soát diện tích chè toàn xã; chỉ đạo tổ chức trồng dặm để đảm bảo tổng diện tích chè. Toàn xã hiện có trên 143 ha, sản lượng năm 2020 đạt trên 446,7 tấn; 42 cơ sở chế biến chè bằng máy sao mini.
Xã Ngam La có 12 thôn, bản với dân số gần 4.000 người; trong đó, 75% là dân tộc Dao. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện thổ nhưỡng tốt, khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để phát triển cây chè, nên chè ở đây ngon hơn các nơi khác. Đi dọc trục đường từ xã Mậu Duệ đến xã Lũng Hồ rất dễ nhìn thấy người dân thôn Sa Lỳ, Nà Lầu tự lập những chiếc lán để bán chè ven đường và đây cũng là 2 thôn có diện tích nhiều chè nhất xã.
Gia đình bà Phàn Thị Thỉm, thôn Nà Lầu đã gắn bó với cây chè hơn 40 năm, với diện tích trên 1 ha. Bà Thỉm cho biết: Mặc dù gia đình neo người, nhưng nhiều năm nay, gia đình vẫn duy trì trồng chè, vì đây là cây trồng không quá vất vả, thu nhập lại ổn định, bình quân mỗi tháng cho thu hoạch 1 lứa, mỗi lứa chè tươi dao động 30-40 kg. Gia đình tự thu hái, chế biến; sau đó mang bán ở dọc đường với giá 100 nghìn đồng/kg, mỗi ngày bán được khoảng 5 kg chè khô thu được 500 nghìn đồng.
Hiện nay, ở xã Ngam La nhiều hộ được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng chè. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân, thu nhập từ cây chè còn góp phần vào xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó, các gia đình trồng chè tại Ngam La cũng đầu tư máy cắt chè để vừa thu hoạch cho gia đình vừa kiếm thêm thu nhập từ việc cho thuê máy, người thu hái cũng có thu nhập cao từ tiền công.
“Những năm trước đây, người dân không biết đến giá trị của cây chè, cây chè không được chăm sóc; chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được giá trị của cây chè. Nhờ vậy, cây chè được phát triển, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con. Thời gian tới, xã sẽ vận động người dân trồng thâm canh để nâng tổng diện tích chè, góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn xã”, Chủ tịch UBND xã Ngam La, Nguyễn Văn Thuận chia sẻ thêm.
Pác Nặm trồng được gần 360ha cây ăn quả
Huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) luôn xác định mở rộng diện tích một số loại cây ăn quả phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương là một trong những hướng đi quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.
Cán bộ Trung tâm ứng dụng KH-CN và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN) hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình để nâng cao chất lượng quả mận. Ảnh: Báo Bắc Kạn
Đến thời điểm này, huyện Pác Nặm đã thực hiện quy hoạch và hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây trồng có thế mạnh như cây mận, lê, hồng không hạt…Toàn huyện hiện có gần 360ha cây ăn quả, đạt 102% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra; phần lớn diện tích cây ăn quả đã cho thu hoạch.
Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ quan chuyên môn của huyện và các xã đã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân cải tạo đất vườn, đồi để trồng cây, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.