Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 9 năm 2018 | 16:38

Tin NN Tây Bắc: Làm giàu từ trồng hoa hồng

Nhờ trồng hoa hồng, ông Mã Xuân Hùng, tổ 12, phường Bình Minh (TP. Lào Cai) có thu nhập 350-500 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương, trở thành hộ làm kinh tế giỏi trên địa bàn.

hoa-hong.jpg

Từ nhỏ đến khi lập gia đình, ông Hùng luôn gắn bó với công việc trồng lúa, hoa màu để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của gia đình bấp bênh, nên sau khi nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện liên quan đến sự phát triển của hoa hồng, ông đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng hoa. Năm 2007, ông về làng hoa Mê Linh (Hà Nội) học tập kỹ thuật và nhập 1,4 vạn gốc hồng lấy bông, 3.000 khóm hồng chậu về xuống giống trên 9 sào đất của gia đình.

Quyết tâm là vậy nhưng khi bắt tay vào trồng và chăm sóc, gia đình ông gặp nhiều khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng. Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông Hùng vừa làm vừa rút kinh nghiệm và thông qua các lớp tập huấn trồng hoa do thành phố Lào Cai tổ chức. Không phụ công người, vườn hoa hồng của gia đình ông sau 3 năm cho sản lượng hoa tăng gấp 3 lần so với từ 6 đến 7 vạn bông/năm khi mới bắt đầu trồng.

Ông Hùng cho biết, theo nhiều người trồng hoa lâu năm thì tuổi thọ mỗi gốc hồng thường kéo dài 5 đến 7 năm, sau đó phải đào gốc lên trồng lại từ đầu. Nhưng nhờ chăm sóc tốt, những gốc hồng của gia đình ông được kéo dài tuổi thọ, có những gốc hoa sau 12 năm vẫn cho thu hoạch với sản lượng, chất lượng tốt.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ hoa ở thành phố lớn, cung không đủ cầu, ông đề xuất với Hội Nông dân phường tuyên truyền, vận động các hộ về hiệu quả của việc chuyển đổi từ cây trồng hiệu quả thấp sang trồng hoa. Đến nay, có 5 hộ chuyển đổi từ trồng lúa, hoa màu sang trồng hoa hồng. Các hộ được ông Hùng giúp đỡ về nguồn giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Hiện, 2 hộ có thu nhập cao, ổn định từ trồng hoa hồng, 3 hộ sắp được thu hoạch. Riêng gia đình ông Mã Xuân Hùng nhiều năm liền được công nhận là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai”.

Sìn Hồ: Làm giàu nhờ trồng đương quy

Mặc dù mới qua 3 mùa triển khai trồng song cây đương quy đã khẳng định được khả năng thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế đối với vùng đất còn nhiều khó khăn như Sà Dề Phìn (Sìn Hồ - Lai Châu).

Là xã vùng cao của huyện Sìn Hồ, quanh năm sương mù bao phủ, biết bao cây trồng được xã triển khai thí điểm không thành công, ấy vậy mà cây đương quy bén rễ như một cơ duyên khi đồng chí Sùng A Dờ - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã sau khi trở về từ chuyến công tác tại tỉnh Lào Cai đã cây giống về trồng thí điểm. Theo lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi tới thăm một số hộ dân trong xã đã và đang có thu nhập cao từ loại cây trồng này. Không khó khăn lắm để gặp bà con bởi 7/7 bản trong xã đều có hộ dân tham gia trồng.

 

duong-quy.jpg

Cán bộ xã Sà Dề Phìn hướng dẫn anh Mùa A Hờ (bản Chang) kiểm tra dấu hiệu của sâu bệnh trên cây đương quy.

 

Năm 2016, khi bắt đầu triển khai cả xã chỉ có 4 hộ trồng với vài trăm mét vuông, song nhận thấy hiệu quả kinh tế, năm 2017, bà con nhân rộng diện tích lên hơn 10ha. Điều đáng mừng là cây đương quy phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của xã Sà Dề Phìn, không chỉ lạnh quanh năm mà cây còn chịu được sự phủ dầy của sương muối trong mùa đông.

Chính vì vậy, sau mỗi lần xuống giống, đương quy vẫn vươn mình phát triển trong giá rét, sương muối. Đầu năm 2018, xã kiến nghị với huyện hỗ trợ giống trồng 3ha đương quy cho các hộ khó khăn, những hộ còn lại tự để hoặc mua giống của các hộ đã trồng trong xã với tổng diện tích gần 20ha/gần 50 hộ tham gia. Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt khá cáo với trên 95%.

Thời gian sinh trưởng của đương quy kéo dài 1 năm là cho thu hoạch, trung bình đạt trọng lượng 3,5 tấn rễ/ha. Nếu bán theo giá thị trường trung bình từ 60 - 80.000 đồng/kg tươi (tùy loại củ to hay nhỏ), cây sâm đương quy cũng mang về nguồn thu hàng trăm triệu đồng/ha. Thăm gia đình chị Chang Thị Sia (bản Sà Dề Phìn), chúng tôi được tận mắt chứng kiến vườn đương quy du chuẩn bị cho thu hoạch nhưng vẫn giữ màu xanh tốt. Chị Sia phấn khởi nói: “Năm 2017, gia đình tôi trồng trên 800m2 cây đương quy, kỹ thuật chăm sóc được cán bộ  trồng mình vừa học kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh được cán bộ xã, bản hướng dẫn tận tình nhờ đó củ to bán được giá cao (100.000 đồng/kg). Tổng nguồn thu đạt gần 300 triệu đồng, tôi thật sự ngỡ ngàng bởi chưa bao giờ được cầm số tiền lớn như vậy. Năm nay, cả gia đình bố đẻ và anh trai tôi cũng trồng loại cây này.

Sâm đương quy trồng trên đất Sà Dề Phìn củ to đều, có mùi thơm đậm được thương lái về tận xã thu mua. Vụ đương quy năm nay, nhiều gia đình trong xã quy hoạch diện tích trồng nhưng tôi thấy có những hộ vì chưa có kinh nghiệm nên thu hoạch khi cây chưa đủ tuổi hoặc trồng quá dày số củ trên một hàng nên củ nhỏ, năng suất thấp, giá bán không cao (chỉ từ 30 - 50.000 đồng/kg củ tươi). Cây đương quy có thể dùng thân cây, hoa, ngọn để ăn hoặc tắm cho trẻ sẽ hết rôm xảy nên khi thu hoạch chúng tôi thường giữ lại phần thân, lá phơi khô để bán, ngọn và hoa xào thịt ăn rất ngon…”.

Đến bản Chang (có nhiều nhiều hộ trồng sâm đương quy vào năm 2018 của xã), chúng tôi được nghe anh Mùa A Hờ chia sẻ niềm vui vì cùng diện tích ấy những năm trước anh chỉ thu vài bao ngô nhưng nay không chỉ thu được ngô (trồng xen) mà đương quy cũng đang cho thu hoạch cao, quả đúng là đất đã “nhả” vàng. Năm nay gia đình anh Hờ mới bắt đầu trồng hơn 500m2, hiện thu hoạch được 20kg rễ tươi và gia đình anh cũng tạm dừng lại vì cán bộ Hội Nông dân xã tư vấn chăm sóc thêm 2 - 3 tháng nữa củ to hơn sẽ có giá thành cao.

Anh Hờ cho biết: “Nhà gần trung tâm xã nên vài ngày lại có người tới hỏi mua nhưng mình cũng bảo đợi củ to hơn chút nữa mới bán. Khi gieo trồng, mình thực hiện theo đũng kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, tiến hành cày bật hết gốc cỏ, bừa kĩ, nhặt sạch cỏ dại, phơi khô 3-5 ngày đó đốt lấy tro rải đều lên mặt giúp đất tơi xốp hơn. Sau đó cày sâu một lần nữa, bừa phẳng, đánh luống rộng 1,2m, sâu 27cm... Ngoài ra, mình còn phủ một lớp ni long mỏng chống sâu bệnh và giữ cho đất luôn ẩm”.

Tuy nhiên, một bài học dễ nhận thấy đối với nông sản là khi sản xuất ít - giá thành cao, dễ đầu ra và ngược lại. Chính vì vậy, các hộ trồng đương quy trong xã mong cấp ủy, chính quyền xã cũng như cơ quan chức năng của huyện nghiên cứu, hỗ trợ đầu ra ổn định để bà con thực sự mở hướng làm giàu từ cây đương quy.

Bắc Kạn: Tìm đầu ra nông sản

Bắc Kạn có nhiều nông sản đặc trưng tuy nhiên giá trị kinh tế và sức chiếm lĩnh thị trường chưa cao. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, tạo đột phá trong sản xuất nông sản hàng hóa là vấn đề đang đặt ra cho tỉnh hiện nay.

backan.jpg

Với diện tích trồng khoảng 2.832ha, cây cam, quýt được coi là nông sản hàng hóa mũi nhọn của tỉnh. Có chỉ dẫn địa lý và quy hoạch vùng trồng cam quýt, song vấn đề tiêu thụ sản phẩm là nỗi lo không chỉ của người dân. Năm 2018 dự kiến diện tích cam, quýt cho thu hoạch toàn tỉnh là 2.100ha, sản lượng ước đạt trên 16.800 tấn. Trồng vượt quy hoạch, diện tích và sản lượng tăng nhanh, vừa qua UBND tỉnh đã phải tổ chức họp bàn, tính toán giải pháp tiêu thụ sản phẩm cam, quýt cho người dân.

Tương tự như vậy, bí xanh thơm cũng là một nông sản đặc trưng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được trồng thâm canh tại nhiều địa phương trong tỉnh. Riêng huyện Ba Bể năm nay trồng khoảng 60ha bí xanh thơm, sản lượng ước đạt 2.464 tấn. Diện tích và sản lượng tăng dẫn tới việc tiêu thụ hết sức khó khăn, đến thời điểm này lượng bí xanh còn tồn không hề nhỏ. Nhiều hộ dân trồng bí xanh thơm vẫn đang loay hoay tìm cách tiêu thụ sản phẩm và canh cánh nỗi lo được mùa mất giá.

Tỉnh Bắc Kạn có 5 sản phẩm được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có 2 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa và 3 sản phẩm được cấp chứng nhận Nhãn hiệu tập thể. Các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh như quýt, hồng không hạt, miến dong, gạo nếp Khẩu Nua Lếch, gạo Bao thai được cấp nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, dần trở thành hàng hóa và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm.

Đến nay, tổng diện tích hồng không hạt trên toàn tỉnh là 689ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 495ha, sản lượng ước đạt 2.123 tấn/năm; diện tích trồng lúa Bao thai là 10.500ha, sản lượng ước đạt 46.000 tấn thóc, 32.000 tấn gạo... Diện tích và sản lượng tăng dần theo từng năm, thế nhưng hoạt động tiêu thụ các sản phẩm này chủ yếu do người dân thống nhất với tư thương, chưa có đơn vị đăng ký thu mua với số lượng lớn, tiêu thụ kém ổn định.

Những nông sản tiêu biểu của tỉnh, kể cả các sản phẩm đã bảo hộ nhãn hiệu tập thể hay chỉ dẫn địa lý, đều chưa tận dụng được hình ảnh để xây dựng thương hiệu bền vững, nhất là thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp nên khó có thể vượt khỏi phạm vi vùng để tiếp cận thị trường lớn. Đây là một bất lợi lớn trong cạnh tranh của nông sản Bắc Kạn, đòi hỏi việc tăng cường khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc phải tạo ra sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với chất lượng đáp ứng đầy dủ các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top