Do dịch tả lợn châu Phi chưa chấm dứt, các chốt kiểm dịch khắt khe, nhiều tư thương không thể nhập được lợn đen bản địa về mổ. Không có nguồn hàng, một số tư thương quyết định nghỉ bán một thời gian.
Trên thị trường thành phố Lào Cai, lợn đen bản địa có nguồn gốc xuất xứ từ các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát… là loại thực phẩm chất lượng được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Lào Cai từ tháng 5/2019 nên các chốt kiểm dịch được thiết lập nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh trên đàn lợn, việc lưu thông các sản phẩm từ lợn giữa các địa phương vì thế cũng tạm ngừng.
Trong khi đó, để có nguồn lợn đen cung cấp cho thị trường, trực tiếp các tư thương phải về tận địa phương lựa chọn. Việc không thể vận chuyển lợn đen từ địa phương này qua địa phương khác là nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn thực phẩm này.
Trước khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, việc mua thịt lợn ngon đối với người tiêu dùng khá dễ dàng nhưng nay trở nên khó khăn, tận dụng mối quan hệ cũng không thể vận chuyển thịt lợn từ nơi khác về, trên địa bàn thành phố Lào Cai hầu như không còn lợn đen Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà mà chỉ có thịt lợn từ các trang trại chăn nuôi trong thành phố. Những gia đình “sành ăn” đành chờ các tư thương mở hàng trở lại. Trong thời gian này, họ tạm sử dụng thịt lợn ở địa chỉ khác hoặc thay thế thịt lợn bằng các thực phẩm khác. Dịch tả lợn châu Phi đang tác động trực tiếp đến cả người bán và người mua trên địa bàn thành phố Lào Cai.
Si Ma Cai: 50 ha mận Tả van vào vụ thu hoạch
Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có trên 200 ha mận Tả van, trong đó diện tích cho thu hoạch là 50 ha.
Diện tích mận Tả van phân bố ở hầu hết 13 xã trên địa bàn huyện, tập trung ở các xã như Lùng Sui, Quan Thần Sán, Mản Thẩn, Sín Chéng, Thào Chư Phìn…Theo ước tính của ngành nông nghiệp Si Ma Cai, vụ mận năm nay sẽ thu hoạch trung bình khoảng 1,5 – 2 tấn quả/ha.
Nông dân Si Ma Cai thu hoạch mận Tả van. Ảnh: Báo Lào Cai
Theo nhiều người trồng mận Tả van ở huyện Si Ma Cai, dự kiến sản lượng mận năm nay sẽ giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân là thời tiết nắng nóng khô, kéo dài gây ảnh hưởng tới việc ra hoa, đậu quả. Do sản lượng giảm nên giá mận Tả van tương đối cao: Giá thu mua đầu mùa tại vườn dao động từ 50.000 – 70.000 đồng/kg, giá bán ra thị trường trên 80.000 đồng/kg.
Từ tháng 5/2017, nông dân huyện Si Ma Cai đã sử dụng nhãn hiệu tập thể “Mận Tả van Si Ma Cai” theo quy định để cung cấp ra thị trường sản phẩm mận. Đây là sản phẩm đặc hữu tại Si Ma Cai, khi chín có màu đỏ đậm, vị thơm, giòn và ngọt. Chính vì vậy, mặc dù giá thành cao nhưng được thị trường trong và ngoài tỉnh khá ưa chuộng.
Để đảm bảo chất lượng, ngành nông nghiệp đã tuyên truyền tới người dân thực hiện thu hái, bảo quản mận theo đúng hướng dẫn.
Yên Châu: Xuất khẩu thêm 3 tấn xoài sang thị trường Anh
Ngày 19/6, Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc (Yên Châu, Sơn La) đã bán 3 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang thị trường Anh, thông qua Công ty TNHH Dua - Dua Việt Nam với giá bán tại huyện là 25.000 đồng/kg.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Châu đóng gói xoài xuất khẩu sang thị trường Anh. Ảnh: Báo Sơn La.
Đây là lô xoài tượng da xanh thứ 2 của huyện Yên Châu được xuất khẩu sang thị trường Anh trong năm 2019. Số xoài tượng xuất khẩu được chăm sóc đảm bảo theo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, trọng lượng trung bình từ 0,7-1,2 kg/quả, thu hái, đóng gói đúng quy cách, chất lượng theo yêu cầu của đơn vị xuất khẩu.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, huyện Yên Châu đã xuất khẩu 10 tấn xoài sang Anh, 3 tấn xoài sang Mỹ và 136 tấn sang Trung Quốc.
Cẩm Khê khẩn trương sản xuất vụ mùa
Nông dân xã Hiền Đa, làm đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Ảnh: Báo Phú Thọ
Diện tích lúa xuân trên địa bàn huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã thu hoạch xong từ đầu tháng 6, đến nay huyện chỉ đạo các địa phương chuẩn bị các nguồn lực sản xuất vụ mùa.
Vụ chiêm xuân vừa qua, huyện Cẩm Khê gieo cấy trên 4.250ha lúa các loại, chủ yếu các giống Nhị ưu số 7, Thiên ưu 8, Khang dân đột biến, J02, nếp 97... Ngay từ đầu vụ, huyện đã làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành và chủ động các điều kiện sản xuất, quản lý chất lượng giống, dự báo sâu bệnh, khuyến khích nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn cũng như bà con nông dân, bình quân năng suất chung của toàn huyện ước đạt 61 tạ/ha.
Ông Nguyễn Công Chính, Phó phòng NN
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.