Xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) hiện có trên 1.800 ha tre măng Bát Độ; trong đó, trên 1.600 ha đã cho thu hoạch.
Năm 2019, nhân dân trong xã đã thu hoạch trên 3.900 tấn măng vỏ tươi, 27 nghìn tấn măng thương phẩm. Tổng giá trị thu được từ măng trên 35 tỷ đồng.
Dự kiến năm 2020, toàn xã thu khoảng 45.000 tấn măng tươi.
Tre măng Bát Độ được đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Kiên Thành từ năm 2003 với diện tích 60 ha.
Sau 17 năm phát triển, đến nay toàn xã Kiên Thành đã có trên 1.800 ha tre măng Bát Độ, trong đó trên 1.600 ha đã cho thu hoạch.
Năm 2020, nhờ biết áp dụng tiến bộ KHKT trong trồng và chăm sóc, nhân dân trong xã thu dự kiến trên 45.000 tấn măng vỏ tươi, 34 nghìn tấn măng thương phẩm. Tổng giá trị thu từ măng ước trên 35 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cây tre măng Bát Độ nay đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, giúp tạo việc làm và thu nhập cho người dân Kiên Thành.
Sản phẩm măng tre Bát Độ Kiên Thành được thu mua, chế biến, xuất sang thị trường Nhật Bản và Đài Loan, giúp người dân Kiên Thành vươn lên xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, toàn xã nay còn 6,2% hộ nghèo.
Nâng tầm thương hiệu long nhãn Sông Mã
Huyện Sông Mã (Sơn La) có hơn 7.500 ha nhãn, trong đó, 5.000 ha đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2020 ước đạt trên 50.000 tấn. Riêng vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu đạt 318 ha, sản lượng 3.100 tấn tập trung tạo các chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong chế biến long nhãn bằng phương pháp nhiệt điện, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Báo Sơn La
Thời gian qua, tỉnh, huyện Sông Mã đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ nhãn tươi cho nông dân, song với số lượng lớn mà phải tiêu thụ trong thời gian ngắn gặp nhiều khó khăn, nhất là năm nay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, hạn chế về xuất khẩu và tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại. Do vậy, hiệu quả nhất vẫn là đẩy mạnh chế biến. Toàn huyện hiện có trên 700 cơ sở chế biến long nhãn, trong đó, có hơn 100 cơ sở chế biến bằng phương pháp lò sấy nhiệt sạch, lò sấy điện.
Năm 2020, giá nhãn tươi bán ra thị trường thấp, nên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong đã đầu tư 200 triệu đồng xây dựng thêm 1 nhà xưởng, lò chế biến bằng điện. Ông Lê Danh Phúc, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh nói: Hiện, HTX có 4 lò sấy long nhãn, tổng công suất 8 tấn quả tươi/ngày. Năm nay, HTX chế biến 300 tấn quả tươi, sau khi sấy khô thu được 30 tấn long thành phẩm. Sản phẩm long nhãn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá thành 125.000 - 140.000 đồng/kg và đưa vào các chuỗi siêu thị tiêu thụ trong nước với giá khoảng 160.000 đồng/kg, trừ chi phí, năm nay HTX thu được hơn 300 triệu đồng từ long nhãn.
Việc chế biến long nhãn đã góp phần giải quyết bài toán khi nhãn tươi được mùa lại mất giá, đồng thời giải quyết việc làm thời vụ, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động địa phương. Chị Vì Thị Lả, bản Pá Bông, xã Chiềng Khoong (Sông Mã) phấn khởi: Hằng năm, cứ đến vụ chế biến long nhãn, tôi lại tranh thủ thời gian nông nhàn nhận xoáy long nhãn thuê. Công việc không khó, cần kiên trì, bình quân mỗi ngày tôi thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng.
Tủa Chùa nhân rộng mô hình chăn nuôi dê sinh sản
Người dân thôn Trung Vàng Khổ, xã Trung Thu chăm sóc đàn dê. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ
Năm 2019, Trung tâm triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Trung Thu và Tả Phìn, huyện Tủa Chùa (Điện Biên). Mô hình nhằm đưa quy trình chăn nuôi kỹ thuật đến bà con nông dân, thực hiện những biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng con giống, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê. Đồng thời, xây dựng tập thể nhóm hộ cùng sở thích chăn nuôi dê để tăng cường trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất, tạo mối liên hệ giữa cán bộ kỹ thuật và người dân.
Mô hình có sự tham gia của 38 hộ dân tại thôn Trung Vàng Khổ, xã Trung Thu và thôn Tủa Chử Phồng, xã Tả Phìn, đối tượng được ưu tiên tham gia mô hình là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ mới thoát nghèo. Tổng số dê giống hỗ trợ là 166 con giống cho 38 hộ (trong đó: hộ nghèo 5 con, hộ cận nghèo 4 con và hộ thoát nghèo 3 con).
Tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê, cách chăm sóc, nuôi dưỡng, làm chuồng trại, pha trộn thức ăn và phòng trừ một số bệnh thường gặp ở dê. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật thường xuyên phối hợp với UBND xã, lãnh đạo thôn, bản thường xuyên tiếp cận các hộ thực hiện mô hình hướng dẫn kỹ thuật bằng hình thức cầm tay chỉ việc và giám sát quá trình thực hiện tại cơ sở.
Ông Vừ A Trầu, thôn Trung Vàng Khổ, xã Trung Thu chia sẻ: Tham gia mô hình, gia đình tôi được hỗ trợ 4 con dê. Lần đầu tiên nuôi dê nhưng tôi thấy dê dễ nuôi, chỉ cần làm chuồng đơn giản, không tốn nhiều chi phí vì dê là giống vật nuôi ít mắc dịch bệnh, sinh sản nhanh; nguồn thức ăn là các loại lá cây sẵn có trong tự nhiên. Tham gia mô hình từ tháng 6 thì đến tháng 12 dê đã sinh sản, trung bình một con dê nái đẻ 1 - 2 con. Sau 1 năm tham gia mô hình, hộ chăn nuôi dê thu lãi bình quân 4 triệu đồng/1 dê giống.
Mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Trung Thu và Tả Phìn đã đạt được những hiệu quả bước đầu, mở ra hướng sản xuất mới vừa phù hợp với điều kiện thực tế vừa nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn.
Pác Nặm nỗ lực tái đàn lợn
Người dân xã Giáo Hiệu chú trọng tái đàn lợn. Ảnh: Báo Bắc Kạn
Mặc dù chịu ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân tái đàn lợn. Từ đầu năm đến nay, với nhiều giải pháp thực hiện, toàn huyện đã tái đàn được hơn 2.000 con.
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện nay trên địa bàn huyện có tổng đàn lợn hơn 24 nghìn con, mục tiêu phát triển đàn của huyện trong năm 2020 là 31.000 con. Để đạt được mục tiêu này huyện Pác Nặm đã thực hiện việc hỗ trợ từ các mô hình, dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa (thực hiện mua bán giống lợn chủ yếu trên địa bàn huyện), thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2020.
Đồng thời chỉ đạo các xã và các phòng, ban chuyên môn của huyện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi xử lý môi trường chăn nuôi bằng các biện pháp như: Phun thuốc tiêu độc, khử trùng, rắc vôi bột, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…