Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 12 năm 2018 | 22:45

Tin NN Tây Bắc: Nghĩa Lộ nhộn nhịp mùa ngô nếp

Mùa ngô trở thành hình ảnh du lịch thú vị của thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái.

mua-ngo.jpg
Ảnh: Báo Yên Bái

 

Ông Nicolas – du khách đến từ nước Pháp và các thành viên trong đoàn nghỉ tại cơ sở du lịch cộng đồng Homestay Loan Khang - bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi rất thích thú khi được đạp xe trên cánh đồng, cùng trải nghiệm thu hoạch ngô, luộc ngô.

Ông Nicolas bày tỏ: "Thật tuyệt vời khi được thưởng thức những bắp ngô luộc nóng hổi, thơm, dẻo, ngọt trong thời tiết giá lạnh”.

Từ giữa tháng 11/2018, thị xã Nghĩa Lộ đã bước vào mùa ngô nếp, thêm một mùa ngô mới đem lại niềm vui, phấn khởi cho những người nông dân nơi đây.

Vụ đông 2018 – 2019, thị xã Nghĩa Lộ trồng 458,4 ha ngô, vượt kế hoạch 58,4 ha; trong đó, ngô nếp non là 157,69 ha với chủ yếu là giống HN88 với số ngô giống là 2 tấn được cấp theo chương trình hỗ trợ giống từ nguồn dự trữ quốc gia cho vùng thiên tai, còn lại là các giống MX4 và fancy 111. 

Hiện, ngô đã vào mùa thu hoạch, giá bán từ 1.000 - 2.000 đồng/bắp, đem lại thu nhập tốt cho người trồng. Không chỉ riêng đối với nông dân trồng ngô, mùa ngô nếp còn mang lại việc làm và thu nhập cho nhiều lao động.

Chị Lò Thị Lan ở thôn Nậm Đông 2, xã Nghĩa An cho biết: "Mùa này, tôi tranh thủ ra chợ bán thêm ngô luộc và ngô nướng, mỗi ngày bán được 200 đến 300 bắp, trừ chi phí cũng lãi được 200.000 - 300.000 đồng/ngày”. 

Xác định cây ngô nếp là một đặc sản không những đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân mà còn là một sản phẩm du lịch của địa phương, bên cạnh việc tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ giống, đẩy mạnh các mô hình khuyến nông, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô nếp, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục trồng thử nghiệm một số giống ngô nếp cho thu hoạch sớm và trái mùa để phục vụ nhu cầu du lịch và chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đưa cây ngô nếp trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương.

Nuôi cá lồng- hướng thoát nghèo bền vững ở Vầy Nưa

Xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) có 5/10 xóm tiếp giáp với vùng hồ Hồ Bình. Đó là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là mô hình giảm nghèo bền vững. Qua đó từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

 

nuoi-ca-long.jpg
Ảnh: Báo HB

 

Nghề nuôi cá lồng được người dân địa phương nuôi tự phát từ trước năm 2000. Tuy nhiên, quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được nguồn giống phù hợp, đầu ra không ổn định. Phải đến năm 2012, nghề nuôi cá lồng mới được các hộ dân phát triển mạnh. Theo thống kê, toàn xã hiện có trên 560 lồng cá với khoảng 300 hộ nuôi, chủ yếu là cá chiên, trắm đen, lăng, ngạnh… Ước tính mỗi lồng cá thu về 25 - 30 triệu đồng/năm. Đặc biệt, một số lồng được đầu tư đúng hướng, cho năng suất cao, sẽ thu về khoảng 100 triệu đồng/năm. Một số hộ tiêu biểu như: Xa Văn Đẳng, Bùi Văn Luân (xóm Tham), Đinh Công Út, Đinh Thị Hằng (xóm Săng Trạch) có lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Thực hiện Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020, Vầy Nưa đã được hỗ trợ đầu tư 389 lồng cá với kinh phí 3,9 tỷ đồng. Chính quyền đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi cá lồng. Bên cạnh đó, chính quyền xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH, NN&PTNT huyện với tổng số vốn 30 tỷ đồng, trong đó có trên 60% hộ tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề nuôi cá lồng.

Đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: "Nhờ phát triển hiệu quả nghề nuôi cá lồng, theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 17,2 triệu đồng/ năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 41,08%. Trong thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích các hộ mở rộng quy mô lồng cá. Tích cực học hỏi, áp dụng KHKT vào chăn nuôi. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ địa phương thành lập được tổ hợp tác hoặc HTX để các người dân hỗ trợ nhau trong sản xuất, đảm bảo đầu ra ổn định. Qua đó sớm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cá chép đỏ Thuỷ Trầm”

Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ vừa công bố và bàn giao văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cá chép đỏ Thuỷ Trầm” cho Hợp tác xã cá chép đỏ và dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thuỷ Trầm.

 

ca-chep.JPG
Ảnh: Báo Phú Thọ

Cá chép đỏ của làng Thủy Trầm có thị trường tiêu thụ toàn quốc, mang nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con làng nghề nhưng thời gian qua chưa được truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như chưa có nhãn hiệu... Do vậy giá trị thương hiệu, lợi nhuận của sản phẩm cá chép đỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Sở Khoa học và Công Nghệ cùng với Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, UBND huyện Cẩm Khê xây dựng, thực hiện Dự án “Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cá chép đỏ Thủy Trầm xãTuy Lộc, huyện Cẩm Khê”.

Sau 20 tháng triển khai thực hiện dự án, đến nay cá chép đỏ Thuỷ Trầm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, đây là căn cứ pháp lý khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. 

Mộc Châu: Xây dựng mô hình nông nghiệp cho 2.733 hộ

 

nn-moc-chau.JPG
Ảnh: Báo Sơn La

Năm 2018, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi để xây dựng mô hình nông nghiệp cho 2.733 hộ gia đình. Đã có 572 gia đình được hỗ trợ vốn từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp, 968 gia đình được hỗ trợ vốn từ dự án JSDF; tuyên truyền, vận động 1.843 gia đình tham gia mô hình khuyến nông tự nguyện.

Nhờ hỗ trợ xây dựng các mô hình, đã khuyến khích phát triển sản xuất và nhân diện mô hình kinh tế hiệu quả, Mộc Châu đã có 650 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được đi dự Hội nghị gặp mặt các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu do tỉnh và huyện tổ chức.

Điện Biên: Không khuyến khích mở rộng diện tích trồng dong riềng

Theo thống kê, hiện nay toàn huyện Ðiện Biên có hơn 1.000ha dong riềng, được trồng tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 xã: Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng. Tuy nhiên, đây đều là những diện tích do người dân trồng tự phát. Hiện nay, UBND huyện chưa giao kế hoạch, chỉ tiêu phát triển cây dong riềng cho các xã, mà chỉ theo dõi hiệu quả loại cây này. Chính vì vậy, UBND huyện khuyến cáo người dân không nên phát triển diện tích dong riềng một cách tự phát, ồ ạt.

 

rong-rieng.jpg

Một cơ sở chế biến dong riềng tại xã Nà Tấu (huyện Ðiện Biên).

 

Thời điểm này, người trồng dong riềng đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ. Dự ước năng suất và sản lượng dong riềng năm nay tăng hơn so với mọi năm. Bà Thẳm Thị Hiên, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, cho biết: Toàn xã hiện có 113ha dong riềng, người dân đang tiến hành thu hoạch. Năm nay, dong riềng được mùa, năng suất trung bình 60 tấn/ha; sản lượng toàn xã ước đạt gần 7.000 tấn, giá bán trung bình từ 900 - 1.200 đồng/kg củ tươi.

Không chỉ xã Mường Phăng, nông dân các xã Nà Nhạn, Nà Tấu đang khẩn trương thu hoạch dong riềng cho kịp thời vụ. Không thể phủ nhận hiệu quả của cây dong riềng đem lại trong những năm qua giúp người dân có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo. Thế nhưng, việc phát triển cây dong riềng theo kiểu tự phát đã ảnh hưởng đến kế hoạch, chỉ tiêu phát triển các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện nói chung và 3 xã: Nà Tấu, Nà Nhạn và Mường Phăng nói riêng; nhất là vấn đề giá và thị trường tiêu thụ dong riềng. Nếu như năm 2017, toàn huyện chỉ có khoảng 700ha dong riềng thì đến năm 2018 đã tăng lên hơn 1.000ha; trong đó xã Nà Tấu có trên 450ha, Nà Nhạn hơn 400ha và Mường Phăng 113ha, rải rác ở các xã khác. Ðiều đáng nói toàn bộ diện tích dong riềng trên địa bàn đều do người dân trồng tự phát, chưa có bất kỳ chủ trương, chính sách phát triển đối với cây dong riềng nào của huyện Ðiện Biên.

Ðiển hình, xã Nà Tấu năm 2010 trở về trước, cả xã có chưa đến 10ha dong riềng, thế nhưng đến nay đã tăng lên hơn 450ha; xã Mường Phăng năm 2016 chỉ có 45ha thì đến năm 2018 đã tăng lên 113ha...

Ông Cứ A Chá, bản Loọng Luông 1, xã Mường Phăng cho biết: Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng gần 1.000m2 dong riềng. Tuy nhiên, thấy năng suất và sản lượng hiệu quả hơn các cây trồng khác, vì vậy năm nay gia đình tôi trồng gần 5.000m2 dong riềng. Nếu năm nay được mùa, được giá thì năm sau gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích.

Ông Chu Văn Bách, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðiện Biên, cho biết: Những năm gần đây, diện tích dong riềng trên địa bàn huyện tăng nhanh, nhất là ở 3 xã Nà Nhạn, Nà Tấu và Mường Phăng. Hiệu quả của cây dong riềng đến đâu, như thế nào và hơn các loại cây khác ra sao thì chính quyền huyện chưa khẳng định. Hiện nay, huyện đang theo dõi và đánh giá hiệu quả để có chủ trương, hướng đi. Vậy nên những năm qua, huyện không đưa kế hoạch phát triển, mở rộng cây dong riềng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của các xã. Chính vì vậy đầu ra cho dong riềng hiện nay vẫn do người dân tìm hướng. Ðể tránh tình trạng “cung vượt quá cầu” và người trồng dong riềng bị tư thương ép giá, huyện khuyến cáo người dân không tự ý mở rộng diện tích; đặc biệt là việc chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dong riềng.

 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top