Xã Mường Bú (Mường La – Sơn La) không chỉ nổi tiếng với những loại quả ngon như nhãn, xoài, bưởi da xanh mà gần đây còn được nhiều người biết đến với giống táo đại.
Vị táo ngọt đậm, ăn giòn, vỏ mỏng, có dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc, nên nhanh chóng trở thành đặc sản của vùng đất này. Cây táo đã góp phần đáng kể giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.
Anh Nguyễn Đình Hướng, Giám đốc HTX Hưng Thịnh kiểm tra chất lượng táo chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Ảnh: Báo Sơn La
Năm nay, bà con xã Mường Bú rất phấn khởi vì táo được mùa, được giá, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu xuất bán cho hệ thống siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một số cửa hàng hoa quả sạch trên địa bàn Thành phố.
Tới thăm gia đình anh Nguyễn Đình Hướng, Giám đốc HTX Hưng Thịnh, người có công đưa cây táo đại về mảnh đất Mường Bú, anh chia sẻ: Mường Bú vốn là địa bàn trồng táo nổi tiếng từ 30 - 40 năm trước đây. Giống táo địa phương ở đây tuy thơm nhưng quả nhỏ, vị chua, năng suất thấp khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn.Vì thế, hàng trăm hộ trồng táo ở xã Mường Bú đã tính đến chuyện chặt bỏ táo để trồng các loại cây ăn quả khác có thu nhập cao hơn. Không chấp nhận mất đi loại cây ăn quả truyền thống này, tôi đã truy cập, tìm hiểu trên mạng Internet về các giống táo mới và kỹ thuật ghép cải tạo để cho năng suất, chất lượng cao.
Năm nay, mức giá bán tại vườn từ 30.000 - 40.000 đồng/kg và giá bán cho các siêu thị lên đến 50.000 đồng/kg. Hiện nay, 21 ha táo của 12 thành viên trong HTX đều được sản xuất theo quy trình VietGAP, không lạm dụng hóa chất mà chủ yếu bón bằng phân chuồng ủ, nước tưới dẫn từ suối về. Để phòng sương muối gây bệnh mốc sương, phấn trắng, sương giá làm cháy quả, bà con phun nước để rửa trôi băng giá hại quả; sâu bệnh được phòng trừ bằng thuốc thảo mộc. Hiện, mỗi ha táo sau khi trừ chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 700-800 triệu đồng/ha.
Ông Lò Văn Tân, tiểu khu 3, xã Mường Bú, cho biết: Gia đình tôi được anh Hướng giúp ghép cải tạo vườn táo sang giống mới có năng suất, chất lượng và cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy, khi được vận động tham gia Hợp tác xã, tôi đồng ý ngay. Các thành viên luôn đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, giúp tiêu thụ sản phẩm ổn định và tạo thêm nhiều việc làm mới. Riêng gia đình tôi được Hợp tác xã cho vay 40 triệu đồng để đầu tư nuôi bò, dê và gà thả vườn. Hiện, tôi có gần 1 ha táo đã lai ghép, từ hộ cận nghèo, gia đình tôi đã có của ăn, của để.
Lào Cai: Không lo thiếu thịt gia súc, gia cầm trong dịp Tết
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, nhu cầu sử dụng thịt của người dân Lào Cai trung bình là 3kg/người/tháng, tương đương với 4,5 kg thịt hơi. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ thịt của người dân trong tỉnh bình quân là 3.125 tấn/tháng, trong tháng tết nhu cầu tăng thêm khoảng 20 - 25%.
Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại, du lịch cũng gia tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt. Dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Lào Cai đón khoảng 400 - 500 nghìn lượt khách, sẽ tiêu thụ khoảng 160 - 200 tấn thịt. Như vậy, toàn tỉnh sẽ có nhu cầu sử dụng khoảng 3.900 - 4.100 tấn thịt hơi các loại trong giai đoạn này.
Người dân xã Sơn Hà (Bảo Thắng) chăm sóc đàn gà chuẩn bị cung cấp thị trường Tết. Ảnh Báo Lào Cai
Thống kê về nguồn cung cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 127 nghìn con trâu, hơn 19 nghìn con bò, hơn 8 nghìn con ngựa, hơn 525 nghìn con lợn và hơn 4 triệu con gia cầm. Tổng lượng thịt các loại cung ứng trong dịp tết là 6.310 tấn thịt hơi, trong đó thịt lợn hơn 5.000 tấn, thịt gia cầm các loại 950 tấn, thịt khác (trâu, bò, ngựa, dê, thỏ) là 310 tấn và 4,3 triệu quả trứng. Đối chiếu về dự báo nguồn cung so với nhu cầu tiêu dùng xã hội cho thấy, nguồn cung tại chỗ không những đáp ứng đủ mà còn dư để dự trữ và xuất bán ngoài tỉnh trong dịp tết.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nguồn cung các sản phẩm từ thịt từ nay đến Tết Nguyên đán 2019 đảm bảo về số lượng, an toàn về chất lượng, ổn định về giá cả do nguồn cung chính là từ các trang trại quy mô công nghiệp và ít phụ thuộc vào các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Toàn tỉnh hiện có gần 450 trang trại chăn nuôi, trong đó hơn 260 trang trại chăn nuôi lợn, gần 160 trang trại nuôi gia cầm, 15 trang trại nuôi trâu, bò. Có 8 cơ sở chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bảo Thắng, huyện Bắc Hà, trong đó 7 cơ sở chăn nuôi lợn và 1 cơ sở nuôi gà đẻ trứng và gà thịt.
Đối với những hộ chăn nuôi cá thể, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với người chăn nuôi, từ đó tạo thành chuỗi giữa chăn nuôi với cơ sở giết mổ, người chăn nuôi với nhà máy cung cấp thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo việc cung ứng đủ, bền vững các sản phẩm có chất lượng, đồng thời duy trì và phát huy hiệu quả các tổ nhóm, hợp tác xã chăn nuôi trong mối liên kết ngang và liên kết dọc trong sản xuất.
Bà Đồng Thị Vĩnh Hằng, Trưởng phòng Quản lý giống và Kỹ thuật chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Đơn vị đang tiếp tục rà soát để nắm hiện trạng số lượng đàn lợn thịt và khả năng cung cấp lợn xuất chuồng tại các vùng để có giải pháp điều phối, tránh trường hợp khan hiếm cục bộ đẩy giá lên cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông gia súc, gia cầm, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh. Dự tính nguồn cung thịt từ nay đến Tết Nguyên đán 2019 sẽ đảm bảo về số lượng, an toàn về chất lượng, ổn định về giá cả, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tín hiệu vui từ cây nghệ ở thị trấn Nậm Nhùn
Sau 1 năm trồng, cây nghệ ở thị trấn Nậm Nhùn (Nậm Nhùn – Lai Châu) đang cho thu hoạch. Với năng suất đạt cao, giá bán ổn định, cây nghệ mang lại nguồn thu cao gấp nhiều lần so với sản xuất cây trồng truyền thống.
Trên địa bàn thị trấn có gần 10 hộ đầu tư trồng nghệ với tổng diện tích hơn 30ha (chủ yếu trồng giống nghệ đen và nghệ đỏ). Với diện tích lớn, nhiều hộ thuê thêm nhân công thu hoạch để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng củ. Vụ trồng nghệ này, trung bình mỗi hộ ở thị trấn Nậm Nhùn cần đầu tư 40 triệu đồng/ha gồm: giống, công làm đất, trồng, phun thuốc, làm cỏ, thu hoạch. Thương lái đến tận nương thu mua với giá 4 nghìn đồng/kg củ, trừ chi phí mỗi héc ta đem về số tiền lãi gần 40 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Kiệm - Chủ tịch UBND thị trấn Nậm Nhùn khẳng định: “Dù là vụ đầu tiên nhưng cây nghệ đã mang lại nhiều tín hiệu khả quan. Chính quyền địa phương sẽ tiến hành đánh giá cụ thể và có hướng phát triển phù hợp. Thị trấn đã liên hệ với các đơn vị có nhu cầu thu mua củ nghệ để đảm bảo đầu ra cho người dân. Đây cũng là tiền đề để địa phương quy hoạch, mở rộng diện tích trồng trên quy mô lớn, nhất là đưa các chương trình hỗ trợ giảm nghèo vào giúp các hộ khó khăn phát triển loại cây trồng này”.
Mía tím Hòa Bình lần đầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Tổ chức lễ xuất hàng vào ngày 16 - 17/1, đúng 15h chiều ngày 18/1, chuyến hàng Mía tím Hòa Bình đầu tiên từ nông trại hữu cơ Linh Dũng đã có mặt tại kệ của các siêu thị trên đất Nhật Bản sau khi đáp ứng các thủ tục thông quan khắt khe.
Mía tím Hòa Bình được sơ chế, đóng gói và xuất đi từ nông trại hữu cơ Linh Dũng. Ảnh Báo Hòa Bình
Chuyến Mía tím Hòa Bình xuất sang thị trường Nhật Bản theo hợp đồng mua bán trái cây tươi được xác lập giữa bên bán là nông trại hữu cơ Linh Dũng và bên mua là công ty Cổ phần AMEII Việt Nam.
Theo đó, số lượng mía tím lần đầu xuất khẩu sang Nhật Bản là 712kg, thành tiền gần 8,5 triệu đồng. Mía tím được đóng gói vào túi PE (hút chân không) trọng lượng 1 kg/túi, đóng 8kg/thùng carton, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, mía giữ nguyên vỏ tím, làm sạch, chặt khúc, bỏ 100% đầu mấu. Việc đóng hàng được thực hiện đúng quy cách yêu cầu, đóng đúng chủng loại hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, trọng lượng chuẩn. Việc giao, nhận đảm bảo thực hiện đúng thời gian phía đối tác yêu cầu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…