Giữa vùng sâu Di Linh, trên 45ha cà phê xen mắc ca 2 năm tuổi, đang xanh tốt, hứa hẹn những vụ mùa nặng trái.
Hiện, giữa những vùng rừng sâu Đinh Trang Hòa, Đinh Lạc, Liên Đầm, huyện Di Linh, trên 45 ha cà phê trồng xen mắc ca 2 năm tuổi, đang xanh tốt, chuẩn bị cho những vụ mùa nặng trái.
Mắc ca xanh tốt trong vườn cà phê tái canh. Ảnh: D. Quỳnh
Đây là kết quả của mô hình “Trồng thâm canh cây mắc ca bằng giống tiến bộ kỹ thuật (741, 800, 695, 900) vùng Tây Bắc và Tây Nguyên” do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu, nông lâm sản chế biến, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Lâm Đồng, triển khai từ nguồn vốn khuyến nông.
Ngay từ năm 2018, TTKN Lâm Đồng, đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh, và ba xã Đinh Lạc, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa, kiểm tra vườn cà phê, chọn hộ, cấp cây giống, vật tư cho các nông hộ tham gia mô hình.
Những hộ tham gia, đều là đồng bào thiểu số, hộ nghèo, ở các thôn khó khăn. TTKN Lâm Đồng đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca; thu hoạch, bảo quản hạt mắc ca, ở huyện Di Linh cho 69 hộ dân.
Bà con được tham quan cụ thể, tại những vườn mắc ca quanh vùng, lắng nghe kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản hạt. Bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, bà con vốn quen với cây cà phê, nay đã hiểu thêm về cây mắc ca.
Đáng ghi nhận là, bà con nơi đây đã hiểu rõ, khi được trồng xen trong vườn cà phê, đã góp phần tăng thu nhập/ đơn vị diện tích; giảm rủi ro thị trường, tăng độ che phủ đất, góp phần canh tác bền vững cả 2 loại cây.
Sau những chuyến học hỏi kinh nghiệm, bà con được nhận cây giống, phân bón, hoàn toàn miễn phí, và cả sự hỗ trợ kỹ thuật sát sao.
Nhất là giống, được chọn lựa rất kỹ, từ những giống phù hợp với Di Linh, đã qua khảo nghiệm, và đang được trồng rộng rãi tại địa phương. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con từ cách đào hố, xuống giống, buộc cây chống, cho tới bỏ phân 4 đúng.
Đất Di Linh vốn màu mỡ, phù hợp với mắc ca; bởi vậy, những cây non mau chóng bén rễ xanh chồi. Nhiều nông hộ tham gia mô hình chia sẻ, mùa mưa cây không cần tưới.
Mùa nắng, cà phê cần nước, khi tưới cà phê, cũng là chăm sóc cho mắc ca luôn. Bà con cho biết, thấy nhiều hộ thu mắc ca rất khá, giá lại cao nên bà con rất trông đợi, để giúp gia đình có thêm thu nhập.
Qua kiểm tra, tỷ lệ sống của mắc ca vùng dự án, đạt 97%, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Hiện, Di Linh có những cây mắc ca, năng suất khoảng 20-30 kg hạt/cây, khẳng định có khả năng thích nghi với địa phương.
Ngoài ra, tại địa bàn, đã có 3 đơn vị thu mua, chế biến hạt mắc ca, là điều kiện thuận lợi để bà con yên tâm trồng và thu hoạch. Là sản phẩm giàu dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, thời gian trồng cho thu hoạch dài.
Chăm sóc đơn giản, việc trồng mắc ca xen trong vườn cà phê, đã mở hướng làm ăn mới, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, và tăng độ che phủ đất, giúp xây dựng vùng cà phê Di Linh bền vững.
Theo ông Nguyễn Văn Diện, cán bộ kỹ thuật TTKN Lâm Đồng, mắc ca là cây lâm nghiệp mới, khi trồng lưu ý: phải trồng bằng ây ghép, có nguồn gốc rõ ràng, và cần trồng từ 2-3 giống trở lên.
Cây thích hợp với vùng khí hậu mát, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất để phân hóa mầm hoa là 17 – 20oC. Cây có thân cao lớn, nhưng rễ nông, chống chịu gió bão kém, vì vậy, khi trồng cần đào hố lớn.
Những năm đầu, cần cắm cọc, cột cây vào, để không bị gió lay gốc, nên trồng cây chắn gió xung quanh khu vực trồng. Mắc ca thu hoạch quả, vì vậy, cần chú ý tạo tán ban đầu, để cây có một thân chính, và bộ tán cân đối, cho năng suất cao.
Khi mới trồng, cần chú ý sâu đục thân, sâu cuốn lá, rệp. Sau 2- 3 năm, cần tỉa bỏ những cành nhánh ở thân chính, độ cao từ 0,8-1 m trở xuống, để gốc thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.
Đắk Nông: Chạy hết công suất tách nứt mắc ca, phục vụ Tết 2020
Những ngày này, không khí tại cơ sở sản xuất hạt mắc ca Như Ý, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, nhộn nhịp hẳn lên.
Cơ sở chế biến hạt mắc ca Mơ Nông đang tăng tần suất
Chị Tôn Nữ Ngọc Như, chủ cơ sở sản xuất cho biết, để kịp các đơn hàng Tết, cả gia đình và 5 nhân công, làm việc suốt ngày không nghỉ. Lượng hàng sản xuất mỗi ngày nhiều hơn bình thường, do khách hàng đặt để làm quà Tết với số lượng lớn.
Hiện, cơ sở đã xuất xưởng được 1 tấn mắc ca sấy khô, đóng gói. Nguyên liệu đầu vào, thu mua từ người dân trên địa bàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Một, cơ sở khác ở Mơ Nông, xã Quảng Trực (Tuy Đức), anh Nguyễn Anh Tuấn, cũng có 10 nhân công, đang gấp rút hoàn thành các đơn hàng của khách, sản phẩm của anh đã đăng ký nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc.
Hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở mở rộng đến nhiều tỉnh thành như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Bình Dương… với đơn đặt hàng ngày càng nhiều.
Điều phấn khởi là, sản phẩm làm ra đến đâu, được khách hàng đón nhận, tiêu thụ hết đến đó, với giá 250.000 đồng/kg
Gần Tết, sản phẩm bán chạy hơn ngày thường, nên anh đang sản xuất khoảng 2 tấn mắc ca sấy khô, đóng hộp. Do vậy, phải thuê thêm người do đơn hàng lớn, nhưng cơ sở luôn bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm, giữ uy tín, thương hiệu.
Việc có nhiều người ưa chuộng, lựa chọn hạt mắc ca, là tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp Tuy Đức, toàn huyện đang có khoảng 678 ha mắc ca
Trong đó, có hơn 115 ha, đã cho thu hoạch tương đối ổn định. Sản lượng mắc ca có bao nhiêu, doanh nghiệp, tiểu thương thu mua hết tới đó.
Do vậy, các ngành chức năng đang tập trung làm tốt công tác quy hoạch, lựa chọn giống mắc ca giúp người dân có thể làm giàu với loại cây trồng mới này.
Hiện, trên địa bàn Tuy Đức, đang có 4 cơ sở lớn, chuyên sản xuất, chế biến mắc ca. Tất cả đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, vệ sinh ATTP. Dự kiến, Tết Nguyên đán 2020, sẽ sản xuất được khoảng 10 tấn mắc ca sấy khô, đóng hộp. Song, chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu thị trường Tết.
Gia Lai: Liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C
Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Ia Grai. Để nâng cao giá trị sản phẩm, nhiều hộ đã liên kết với doanh nghiệp, sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn 4C.
Người dân Ia Grai thu hoạch cà phê
Năm 2014, ông Nguyễn Đức Huề (tổ 7, thị trấn Ia Kha) bắt đầu tham gia tổ liên kết với Công ty TNHH Nestle Việt Nam, sản xuất cà phê bền vững, tiêu chuẩn 4C.
Sau khi áp dụng quy trình sản xuất 4C, ông Huề thấy hiệu quả tăng rõ rệt. “Sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, đầu tư phân bón hóa học ít hơn, giảm lượng nước tưới, được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán cho cây.
Đặc biệt, trong sản xuất, không sử dụng thuốc BVTV, thuốc diệt cỏ, nhưng năng suất vẫn đạt 4,5 -5 tấn cà phê nhân/ha. Ngoài ra, tôi còn trồng xen cây ăn quả với cà phê, vừa làm cây che bóng, vừa tăng thu nhập”-ông Huề nói.
Ông Hoàng Đình Thuận, Tổ trưởng tổ liên kết với Công ty TNHH Nestle Việt Nam, tại thị trấn Ia Kha, sản xuất cà phê tiêu chuẩn 4C, cho biết: Tổ có 94 hộ, liên kết sản xuất hơn 100 ha cà phê với Công ty từ năm 2014.
Riêng ông có 5 ha, tham gia sản xuất theo quy trình của Công ty, được tập huấn 3 lần/năm, về cách ủ phân bón cho cây, sử dụng phân hợp lý, tưới tiết kiệm, kỹ thuật cắt cành, tạo tán, chăm sóc và thu hái cà phê.
“Sản xuất cà phê bền vững tiêu chuẩn 4C, đòi hỏi nghiêm ngặt về sử dụng các loại thuốc BVTV. Cụ thể, không được sử dụng thuốc BVTV, trong danh mục cấm, không được phun thuốc diệt cỏ.
Với mô hình này, năng suất cà phê ổn định khoảng 5 tấn/ha, có vườn đạt tới 7 tấn/ha; lợi nhuận hơn 50 triệu đồng/ha/năm”-ông Thuận nói.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, toàn huyện có hơn 4.600 ha cà phê/1.242 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn 4C. Các công ty cà phê: Ia Sao I, Ia Sao II, 706, Ia Châm, Ia Grai, đã sản xuất cà phê tiêu chuẩn 4C hàng ngàn héc ta.
Ngoài ra, HTX Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp Tâm Thành, đã hình thành cánh đồng lớn sản xuất cà phê chất lượng cao, tại xã Ia Hrung với 120 ha/ 77 hộ tham gia...
Ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ia Grai, cho biết: Sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, cà phê cánh đồng lớn, hoặc, theo hướng VietGAP, ICM, IPM… đã thay đổi nhận thức của người trồng cà phê.
Giúp giảm lượng thuốc BVTV 20-30%, giảm lượng phân hóa học 5-10%, giảm nước tưới 10-15%, nhưng năng suất lại tăng 10-20%.
Đặc biệt, cà phê 4c đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng sức khỏe; đồng thời, giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sang liên kết sản xuất tập trung, cánh đồng lớn.
Sản phẩm làm ra được tập trung, số lượng lớn, để giảm chi phí vận chuyển, bán giá ưu đãi. Thông qua các tổ chức, người lao động còn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất tốt, tham gia vào các hội, nhóm.
“Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, định hướng cho người dân, nhân rộng sản xuất cà phê, theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP, đẩy mạnh liên kết, tiêu thụ sản phẩm” - ông Hưng cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…