Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2019 | 21:47

Tin NN Tây Nguyên: "Mẹo" bảo vệ vườn cây ăn trái

Chỉ cần một vài “mẹo” nhỏ, ông Nguyễn Bá Tòng (Đắk R’lấp), đã bảo vệ hiệu quả gần 6 ha cây ăn tráI, không bị côn trùng, chim, sóc phá hoại.

Trong vườn của ông Tòng, trồng rất nhiều cây có múi như: cam, quýt, măng cụt… Vì vậy, vào mùa cây trổ bông, đơm trái thường bị côn trùng, chim, sóc, tấn công, gây hư hỏng khá nhiều.

 

a-33.jpg

 Anh Tòng treo loa trên cây sầu riêng để đuổi chim . Ảnh: Lê Dung

 

Ông Tòng cho biết, vườn cây ăn trái của ông khoảng 15 tuổi. Vào mùa, chim chóc, côn trùng, phá hoại rất nhiều, nhưng ông nhất quyết không dùng thuốc BVTV, để bảo vệ vườn cây.

Thay vào đó, ông sử dụng tấm xốp, lưới, túi treo… để bắt, hoặc xua đuổi loài vật gây hại vườn cây ăn trái. Những tấm xốp nhỏ, gắn trên mỗi cành cây bôi dầu thơm, và keo dính trên bề mặt, côn trùng bám vào và chết.

Ông Tòng chia sẻ: “Côn trùng trên tấm xốp chết, không có cơ hội sinh sôi nữa. Những vật dụng này, bảo đảm an toàn khi sử dụng, không ảnh hưởng sức khỏe con người”.

Ngoài ra, ông còn treo nhiều túi lưới trong vườn, để bắt côn trùng có kích thước lớn. Nhờ đó, vườn cây của ông được bảo vệ khá hiệu quả, lượng trái bị côn trùng phá hoại, giảm trên 70%.

Ngoài ra, ông còn cuốc cỏ, dọn dẹp quanh gốc cây, không cho côn trùng sinh sôi. Vào mùa khô, ông Tòng tưới nước 1 lần/tuần, để cung cấp đủ độ ẩm cho cây, giúp cho bưởi ngọt thanh, da bóng đẹp hơn.

Mặt khác, ông còn dùng nhiều âm thanh khác nhau để xua đuổi chim, sóc. Do đến mùa thu hoạch sầu riêng, chúng thường đến ăn trái, phá vườn.

Ý tưởng dùng loa xua chim, sóc, được ông Tòng nghiên cứu, áp dụng thành công cách đây 2 năm. Kết cấu loa khá đơn giản, trên loa được gắn 1 con chíp có âm thanh, đấu nối thành một hệ thống tự động.

Loa phát tầm 30 phút, sẽ tự tắt và bật lại. Âm thanh là  nhiều tiếng động khác nhau như: bài hát, tiếng chó sủa, mèo kêu, kể chuyện…

Hiện, xung quanh rẫy của ông Tòng được bố trí 6 cái loa, vị trí khác nhau. Treo trên mỗi cây sầu riêng, có mái che bảo vệ. Ông Tòng cho biết: “Trước kia, khi chưa có loa đài, khoảng 4-5 giờ sáng và 18-19 giờ tối, ông phải đi vào vườn đuổi sóc, rất vất vả.

Nay, mỗi lần vận hành, chỉ cần bật công tắc,  âm thanh sẽ hoạt động bình thường, không phải đi lại. Cứ có tiếng động, những con vật gây hại, không dám tới vườn nữa”.

Mỗi năm, ông Tòng thu gần 50 tấn tráI sầu riêng, có hệ thống loa, giảm thiệt hại hơn 70%.  Chi phí trang bị hệ thống loa gần 14 triệu đồng, không đáng kể so với giá trị vườn cây.

Mô hình bảo vệ vườn cây của ông Tòng, được địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả, phù hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.

Đà Lạt: Khi nông dân chọn hướng sản xuất sạch

Gần đây, ngoài chú trọng việc đa dạng chủng loại, tăng năng suất, nông dân Đà Lạt, đặc biệt chú trọng sản xuất nông sản sạch

 

lđ-39.jpg
 Nông dân chủ động họn hướng sản xuất rau,củ,quả sạch, tăng sức cạnh tranh 

 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện, nhiều nông dân Đà Lạt có xu hướng sản xuất rau, củ, quả sạch. 

Sản xuất gần 1.000 m2 dưa baby, anh Nguyễn Tiến Thắng, Phường 10 (TP Đà Lạt) cung cấp hàng trăm kg/ngày cho khách hàng. Vườn cây sản xuất theo quy trình VietGAP, chăm bón bằng chế phẩm sinh học.

Vì thế, vườn không có mùi hôi của phân bón hay mùi hắc của thuốc BVTV. Nhờ sản xuất sạch, đảm bảo chất lượng, năm 2018, vườn của anh Thắng được doanh nghiệp hợp đồng, bao tiêu toàn bộ. 

Theo anh Thắng: “Làm vườn bây giờ không thể theo lối “ăn xổi, ở thì” mà phải tỉ mỉ, làm bằng tâm. Dưa sạch, sức khỏe người làm, người ăn mới được cải thiện, và tất nhiên, nông sản chất lượng cao,  giá cũng cao, dễ bán”. 

Anh Cao Bá Quát,  Phường 12 (TP Đà Lạt) cũng sản xuất sạch, gần 4 ha cà chua, rau cải, dưa leo Nhật… Sử dụng phân vi sinh, đảm bảo sự sinh trưởng cho cây, và môi trường xanh sạch cho vườn.

Toàn bộ nông sản được doanh nghiệp bao tiêu. “Cứ 2 tuần, đối tác đến kiểm tra/lần. Chỉ cần dư lượng thuốc BVTV vượt mức, hay ảnh hưởng chất lượng, là họ chấm dứt hợp đồng ngay. Do vậy, chúng tôi làm rất kỹ”, anh Quát chia sẻ. 

Theo Sở Nông nghiệp PTNT,  đây được xem là tín hiệu tích cực trong việc nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo ATVS thực phẩm. Bởi hiện nay, chất lượng nông sản sạch, là một trong những tiêu chí, được quan tâm hàng đầu.

Ông Nguyễn Phúc Tín - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản, Thủy sản Lâm Đồng, cho biết, công tác quản lý ATTP có nhiều chuyển biến. Nhờ vậy, nông sản, thực phẩm chủ lực như rau, quả, cà phê, cơ bản đáp ứng ATTP. 

Việc xây dựng chuỗi TPAT, sản xuất VietGAP, 4C, UTZ, HACCP… có tiến bộ khi người dân quan tâm và chủ động tham gia tích cực. Thời gian qua, Chi cục đã lấy 200 mẫu nông sản, ở các cơ sở du lịch canh nông, để kiểm tra. Kết quả  200/200 mẫu an toàn

Thời gian tới, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP. Nâng cao ý thức, trách nhiệm nhà sản xuất, người dân về ATTP. Đồng thời, đẩy mạnh thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Chư Pah: Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

 Năm 2019, huyện Chư Pah (Gia Lai) đã phê duyệt các dự án phát triển sản xuất, liên kết chuỗi, gắn tiêu thụ sản phẩm cà phê, cây dược liệu và nuôi heo rừng lai, giúp người dân sản xuất ổn định, nâng cao thu nhập.

 

gl-69.jpg

Cà phê là cây chủ lực của huyện Chư Pah. Ảnh : L.N

 

Dự án liên kết chuỗi, được huyện Chư Pah thực hiện từ tháng 5-2019-  5-2022 do HTX Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Trường Xuân (xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak) là đơn vị thực hiện, với 232 hộ dân ở các xã Chư Đang Ya, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Ia Nhin.

Tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước hơn 2 tỷ đồng, vốn nhân dân, hơn 2,8 tỷ đồng, và HTX  gần 1,2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Trìu (thôn 5, xã Nghĩa Hưng), cho biết: “Chúng tôi được tập huấn và đã chuẩn bị chuồng trại xong, chỉ đợi có heo giống, là bắt đầu nuôi.

Mỗi hộ được hỗ trợ 2 con heo rừng lai sinh sản, và cứ 5 hộ được cấp 1 con heo đực giống. Hy vọng, với mô hình này, chúng tôi sẽ có thêm nguồn thu”.   

Ông Ngô Trọng Phượng-Giám đốc HTX Nông-Lâm nghiệp-  Dịch vụ Trường Xuân-cho biết: HTX đã phối hợp với huyện và các xã, khảo sát, chọn hộ tham gia, đặc biệt ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS.

Các hộ đã được tập huấn chăn nuôi, và đã làm chuồng trại, nhưng do DTLCP nên chưa đưa heo giống về nuôi. “Mô hình nuôi heo rừng lai không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, phù hợp trình độ của bà con. Sản phẩm được HTX bao tiêu với giá tối thiểu 120 ngàn đồng/kg hơi, hoặc bằng với giá thị trường.

Ngoài ra, huyện cũng đã phê duyệt dự án liên kết chuỗi,  với sản phẩm cà phê. Dự án được giao cho HTX Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ và Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông, với kinh phí hơn 6,8 tỷ đồng.

Trong đó, vốn XDNTM, hơn 1 tỷ đồng, vốn của HTX hơn 48,4 triệu đồng, vốn nhân dân, hơn 5,7 tỷ đồng. Quy mô dự án 121 ha/ 121 hộ dân, xã Ia Mơ Nông và Ia Ka tham gia.

Các hộ này được tập huấn kỹ thuật, và hỗ trợ một phần vật tư, để chăm sóc cà phê. Cà phê sau thu hoạch sẽ được HTX bao tiêu toàn bộ, với giá cao hơn 3-5% so thị trường.

Ông Lê Văn Thanh-Giám đốc HTX, cho biết: “Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Qua việc triển khai, dự án sẽ hình thành chuỗi liên kết giữa nông hộ với HTX; từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững. Xây dựng, phát triển chuỗi giá trị, theo hướng cung cấp sản phẩm cà phê an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân”.  

Ngoài ra, huyện Chư Pah còn ccos dự án liên kết chuỗi, tiêu thụ sản phẩm dược liệu, do Công ty Điền An Gia Lai thực hiện. Theo đó, 245 hộ dân xã Hà Tây, xã Chư Đang Ya, sẽ trồng cây sâm dây, và đương quy, quy mô 58,5 ha.

Tổng kinh phí, gần 7,1 tỷ đồng (vốn công ty gần 5,1 tỷ đồng. Người dân tham gia được hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp thiết yếu, còn lại là tự đối ứng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah-cho biết: Hiện, đa phần người dân còn sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ nên đầu ra sản phẩm không ổn định.

Do đó, vấn đề  cần giải quyết hiện nay là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Việc sản xuất theo chuỗi, gắn tiêu thụ sản phẩm thực sự cần thiết, tạo đầu ra ổn định, gắn xây dựng thương hiệu hàng hóa.

Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân, đưa những cây trồng mới, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Thời gian tới, huyện tiếp tục làm cầu nối, để người dân, doanh nghiệp, HTX tự nguyện trong việc ký kết, liên kết sản xuất theo hướng bền vững.

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top