Thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Để hàng xuất khẩu có thể mở rộng thị trường, đặt chân đến những thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản… các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản.
Đã có không ít sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam bị người tiêu dùng quốc tế không có thiện cảm. Đó không phải là điều ngạc nhiên bởi nhiều lần, hàng hóa nông sản của Việt Nam đã không thể thông quan do bị nhiễm dư lượng hóa chất khá nhiều. Hàng loạt lô hàng thủy sản đã bị nước bạn trả về là một minh chứng cho thực tế đáng buồn này.
Giới chuyên gia cho rằng, các sản phẩm nông sản Việt cần phải hướng đến việc ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc. Khi thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc, hàng hóa nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng chinh phục được các thị trường, kể cả thị trường khó tính nhất.
Ông Bùi Quang Tân, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia nhận định, việc ứng dụng mã số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm, nhất là nông sản giúp người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trong cả sản xuất lẫn thương mại.
Đặc biệt, trong bối cảnh khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc chính là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
“Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp đã có giấy thông hành vào các thị trường khó tính trên thế giới, đồng thời nâng cao vị thế của sản phẩm nông sản Việt”, ông Tân chỉ rõ.
Cũng theo ông Tân, việc truy xuất nguồn gốc rõ ràng không những giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm mà còn đảm bảo sự minh bạch về thông tin của nhà sản xuất công bố trên nội dung mã truy xuất nguồn gốc.
Trên thực tế, các nước như Nhật Bản, Australia, Mỹ… đều làm rất chặt vấn đề truy xuất nguồn gốc. Đơn cử, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Mỹ, người ta yêu cầu tất cả vùng trồng, nhà đóng gói phải được Mỹ cấp mã số mà không phải Việt Nam. Ngay cả việc chiếu xạ đối với sản phẩm xuất khẩu, thì cơ sở nào được Mỹ xác nhận thì mới được tiến hành chiếu xạ, phải đảm bảo giám sát tất cả các mối nguy hại có thể xảy đến từ sản phẩm.
Để tháo gỡ vấn đề này, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc là một nội dung rất quan trọng để khẳng định được sản phẩm đó đảm bảo an toàn thực phẩm.
“Tất cả sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là thủy sản đã áp dụng truy xuất nguồn gốc nhiều năm nay. Đối với các sản phẩm rau, hoa quả gần đây Việt Nam mới triển khai, đặc biệt là từ sau yêu cầu của thị trường Trung Quốc”, ông Hòa cho biết.
Cũng theo ông Hòa, trên thực tế, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với nông sản không phải là mới với các nước tiên tiến trên thế giới nhưng đối với Việt Nam hiện vẫn còn khá mới mẻ. Bà con nông dân hầu như chưa quen với việc ghi chép lưu trữ hồ sơ liên quan tới quá trình sản xuất.
“Ở đây không chỉ có việc dán cho sản phẩm một mã QR, vấn đề là các sản phẩm đó được sản xuất như thế nào, trồng cây, thu hoạch ra làm sao? Tất cả hồ sơ, thông tin sản phẩm cần được lưu trữ, bởi khi có vấn đề về mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì lô sản phẩm đó phải bị triệu hồi. Trên cơ sở thông tin lưu trữ, quốc gia nhập khẩu sẽ yêu cầu bên xuất khẩu kiểm tra lại xem lô sản phẩm đó của cơ sở nào, sản xuất đóng gói ngày nào và hồ sơ phải lưu trữ tối thiểu trong 2 năm”, ông Hòa cho biết.
Người dân vẫn thờ ơ với truy xuất nguồn gốc thịt lợn
Thịt lợn tại TP.Hồ Chí Minh đã áp dụng truy xuất nguồn gốc được gần 3 năm tại nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi nhưng người dân vẫn không mặn mà với việc truy xuất này.
Ghi nhận tại một số điểm bán thịt lợn ở chợ truyền thống - nơi cũng triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc thịt lợn, người bán và người mua lại càng không quan tâm đến những con tem truy xuất nguồn gốc.
Chị Huyền - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Bến Thành (quận 1) cho biết, cả năm nay bán thịt lợn tại đây không có người mua nào hỏi về tem truy xuất. “Tôi bán thịt lợn ở đây hơn chục năm và khách chủ yếu là người quen nên họ tin tưởng về chất lượng chứ mấy ai quan tâm đến con tem” - chị Huyền nói.
Tại hai chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền, khi đưa thịt lợn vào chợ, pha lóc, thương lái đều cắt bỏ vòng truy xuất nguồn gốc. Do vậy, vòng truy xuất chỉ đến được chợ đầu mối, còn các tiểu thương bán lẻ và người tiêu dùng đều không thể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, theo ông Trần Văn Minh - một thương lái chợ đầu mối Bình Điền, tính trên số đầu lợn đưa vào chợ thì mỗi ngày phải tốn hàng chục triệu đồng tiền mua vòng truy xuất. Việc này gây lãng phí. Trong khi đó, nhiều vòng đeo không được kích hoạt, hoặc có kích hoạt thì thông tin cập nhật không đầy đủ.
Xây dựng thương hiệu cho lợn
Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ thì cho rằng, việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn cho đến nay vẫn chưa phát huy được tác dụng như mong muốn. Nguyên nhân là do việc quản lý vẫn chỉ mới áp dụng ở khâu giết mổ, phân phối, trong khi vấn đề liên kết sản xuất, từ con giống, thức ăn đến quy trình chăm sóc, phòng chống dịch bệnh thì chưa được quan tâm đúng mức. “Muốn truy xuất phải đẩy mạnh liên kết chuỗi để khi phát hiện sai phạm thì căn cứ vào các khâu liên kết trong chuỗi mà có hình thức xử phạt đúng người đúng tội, đồng thời có thể xử lý tận gốc của vấn đề” - ông Quyết đề xuất.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM thừa nhận, việc truy xuất nguồn gốc thịt lợn bằng cách đeo vòng vào chân lợn là không hiệu quả, vì không thể nào bảo đảm con lợn đó an toàn, chất lượng. Hiện Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố đang tính đến chuyện xây dựng thương hiệu cho lợn.
Xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2019 giảm 9,1% giá trị do “rớt giá”
Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho thấy: Khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,56 triệu tấn, tương đương giá trị 2,43 tỉ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Hiện nay, Philippines dẫn đầu về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 35,1% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Senegal (gấp 297 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 81,8%), Australia, Hong Kong... tăng quanh mức 30-70%..
Gạo xuất khẩu của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, như Thái Lan và Ấn Độ, Campuchia, Myanmar. Hiện tại, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đang giảm mạnh cả về số lượng và giá trị do Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại, đa dạng hóa nguồn gạo nhập khẩu, tăng nhập khẩu gạo từ Myanmar và Campuchia, đồng thời siết chặt các quy định về chất lượng và an toàn, cho phép xả kho gạo ở một vài thời điểm nhất định.
TS. Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đánh giá thị trường xuất khẩu gạo năm 2019 gặp nhiều khó khăn khi các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh đều giảm nhập khẩu.
“Hiện, có thêm các nước tham gia cung cấp gạo cho Trung Quốc. Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác. Đồng thời, có những thời điểm Trung Quốc tiến hành xả kho gạo dự trữ. Bên cạnh đó, vấn đề còn là một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc chưa đạt được kiểm tra an toàn chất lượng… Những điều này ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc” – TS. Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.