Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 1 năm 2020 | 16:47

Trái cây Việt Nam đã “đủ sức” thâm nhập nhiều thị trường khó tính

Gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường khó tính. Tín hiệu vui này hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK trái cây bền vững.

Theo số liệu mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. 

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với hơn 65% thị phần. Nguyên nhân xuất khẩu rau quả sụt giảm là do sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc. 

trai cay viet nam da

Trái cây Việt Nam đã thâm nhập nhiều thị trường khó tính. (Ảnh: KT)

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu rau quả sụt giảm trong năm qua là do Trung Quốc đã siết chặt tiểu ngạch, chỉ nhập khẩu hàng chính ngạch. Nhiều mặt hàng rau quả có lợi thế của Việt Nam chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên phải thúc đẩy tiêu thụ nội địa hoặc gia tăng chế biến. 

Điều đáng nói, ở một số thị trường lớn khác, xuất khẩu rau quả Việt Nam lại tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD, tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu, tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD, tăng 14,4%...

Những loại quả có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam đến nay đã thâm nhập hầu hết các thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới, chiếm khoảng hơn 30%, trong đó có những thị trường tăng trưởng mạnh như: Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada…

Tuy nhiên, hiện nay cũng đã xuất hiện những đối tác cạnh tranh với Việt Nam như: Campuchia đã xuất khẩu được xoài vào Hàn Quốc; Trung Quốc đã mở rộng diện tích trồng thanh long...

Do đó, theo Bộ NN&PTNT, nếu ngành trái cây Việt không thay đổi, không cải tiến chất lượng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu. Ngoài yếu tố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người nông dân phải sản xuất hàng hóa ở quy mô lớn để đáp ứng được những đơn hàng lớn của nhà nhập khẩu. Từ nhiều năm nay, đây vẫn là bài toán khó với ngành hàng trái cây Việt Nam./.

 

 

 

Chung Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top