Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 2 tháng 9 năm 2018 | 15:37

Trồng cây sơn trên vườn đồi ở Xuân Quang

Được biết, sơn là cây truyền thống của xã Xuân Quang được trồng trên các vườn đồi của huyện Tam Nông (Phú Thọ).

Theo các cụ xưa kể lại, cây sơn lấy nhựa được người Pháp phát triển, đưa thành nghề vào những năm đầu thế kỷ XX.

 

son-pt-189.jpg

Thu hoạch nhựa sơn trên vườn đồi.

 

Đây là cây công nghiệp thích nghi với nhiều vùng đất, điều kiện thổ nhưỡng và đặc biệt phù hợp với vườn đồi  Xuân Quang. Có thời điểm, trên địa bàn xã Xuân Quang trồng 120 – 190ha sơn. Năm 2014, nơi đây được UBND tỉnh công nhận Làng nghề sơn ta Xuân Quang.

Những người trồng sơn lâu năm ở Xuân Quang cho biết: Trồng loại cây này nhọc nhằn, vất vả, đòi hỏi một số kỹ năng sản xuất, thu hoạch khắt khe. Đặc biệt, người trồng sơn cần quan tâm đến bón phân trong giai đoạn kiến thiết.

Cây sơn gần như chỉ thích ứng với phân hữu cơ, rất dị ứng với phân hóa học. Năm đầu có thể bón bổ sung lượng nhỏ phân đạm để cây phát triển, giai đoạn sau nếu bón nhiều cây rất dễ “chết xanh”, tức là cây vẫn phát triển tốt, lá xanh nhưng chích không có nhựa.

Trong quá trình chích nhựa, muốn nhựa sơn chảy lâu, đạt chất lượng thì vết cắt phải rất mỏng chỉ khoảng 1mm, nếu vết cắt dày nhựa chảy ra ngay nhưng chỉ một lúc là hết, vừa ít, nhựa sơn vừa không tốt. Khi chích nhựa sơn phải tránh trời mưa, nắng to bởi trời mưa nhựa sơn sẽ dễ bị chảy tràn ra ngoài, không tập trung vào vỏ, nhựa thu về cũng thiu, thối không để được lâu.

Ngược lại nếu gặp nhiệt độ cao sẽ làm khô miếng cắt và nhựa trong vỏ chai. Vì vậy, thời điểm chích chủ yếu từ 1 - 2 giờ đến 7 - 8 giờ sáng, trút nhựa vào tầm 9 - 10 giờ, nếu gặp ngày nắng to mọi công việc phải kết thúc trước 9 giờ sáng, nên người cắt sơn phải dùng đèn, đi cắt từ lúc gà gáy. Dù vậy, sơn là cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, được trồng để lấy nhựa phục vụ sản xuất công nghiệp, gia dụng…

Hiện, trong sản xuất đồ mộc, nhiều đồ gia dụng người ta đã đưa ra nhiều loại keo công nghiệp để gắn kết, sơn phủ rất nhanh, rẻ, nhưng độ bền, đẹp khó có loại nào sánh được với sơn ta. Sơn ta ngậy kỹ, trộn với cám cưa dây nhỏ làm chất keo gắn kết các mộng gỗ, chỗ giáp nối một số đồ gia dụng có độ bền cao.

Đặc biệt, sơn ta chế biến làm quang dầu, làm sơn mài tạo ra tranh, sơn phủ gỗ tạo vẻ bền, đẹp hấp dẫn. Sơn ta cũng được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ mỹ nghệ rất được các nước phát triển ưa chuộng

Gắn bó với cây sơn hàng chục năm, bà Nguyễn Thị Mận – khu 5, xã Xuân Quang chia sẻ: Cây sơn từ lâu đã trở nên rất thân thuộc với tôi cũng như với rất nhiều người dân Xuân Quang. Từng theo mẹ đi cắt sơn từ  bé, đến nay đã ngoài 60 tuổi nhưng tôi chưa bao giờ có ý định từ bỏ nghề sơn.

Giá sơn lên xuống thất thường, cao điểm có thể lên tới 320.000 – 420.000đ/kg nhưng có thời điểm lại xuống chỉ còn 120 – 150.000đ/kg. Mặc dù vậy, sơn vẫn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì dù xuống giá thì chỉ cần nửa ngày cắt sơn một người cũng có thể thu từ 1,4 – 1,5kg sơn, thu nhập khoảng 200.000 đồng mà không cần vất vả như làm ruộng.

Ông Lê Văn Đỗ - Chủ tịch UBND xã Xuân Quang cho biết: “Hiện, trên địa bàn xã có 85ha sơn lấy nhựa, năng suất 5 tạ/ha. Thời gian tới, để nâng cao đời sống nhân dân, bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính quyền địa phương đang vận động bà con thu hẹp diện tích cây lâm nghiệp giá trị kinh tế thấp, trồng sơn lấy nhựa, giữ vững thương hiệu sơn ta Tam Nông và phát triển làng nghề sản xuất sơn ta Xuân Quang”.

Bắc Mê: Trồng rừng kinh tế gắn phát triển vườn dược liệu

 Nhằm cụ thể hóa 2 khâu đột phá, 3 chương trình trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ huyện, Bắc Mê đã ban hành nghị quyết chuyên đề về trồng rừng kinh tế gắn với phát triển dược liệu. Sau hơn 2 năm triển khai, những tiềm năng kinh tế từ cây dược liệu mang lại đang mở hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.

ha-g-dl-989.jpg

 Vườn đương quy xã Phiêng Luông đảm bảo quy chuẩn dược liệu sạch

 

Thực tế cho thấy, những năm qua, huyện Bắc Mê đã quản lý chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp, chuyển sang trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu; tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao; lựa chọn cây giống phù hợp, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tiến tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương như: Tinh dầu hồi, quế và tinh bột nghệ.

Đồng thời, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân được bồi dưỡng, tập huấn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng dược liệu, từ đó tăng thu nhập và từng bước nâng cao mức sống, nhất là ở các địa bàn khó khăn.

Từ chủ trương, chính sách của huyện, anh Hứa Hữu Thành, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) đã đầu tư trên 500 triệu đồng, trồng hơn 3 ha dược liệu tại xã Phiêng Luông gồm các giống: Đương quy, Ấu tẩu, Tam thất. Đến nay, vườn dược liệu của anh sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, huyện Bắc Mê đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích rừng trồng đạt 1.500 ha; mở rộng địa bàn trồng cây Hồi tại các xã: Đường Âm, Đường Hồng, Phú Nam… nâng diện tích lên 350 ha vào năm 2020.

Ngoài ra, huyện tập trung phát triển các loài cây có tính chất dược liệu, các loài cây dược liệu bản địa như: Nghệ, gừng, Đinh lăng, Khúc khắc, Bình vôi, Thiên niên kiện; tiếp tục khảo nghiệm một số cây dược liệu như Tam thất, Atiso, cây Nưa; chủ động liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây dược liệu.

 Đến nay, toàn huyện trồng mới được 1.332 ha rừng, đạt gần 89% nghị quyết; diện tích cây Hồi 214 ha, đạt 61% nghị quyết (156 ha đã cho thu hoạch, đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm); trồng mới 399 ha nghệ, thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/ha và một số cây dược liệu khác được 8ha.

Bà Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tổ chức rà soát diện tích đất đã giao cho hộ dân nhưng không sử dụng để thu hồi, điều chỉnh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vào mục đích trồng rừng gắn với phát triển cây dược liệu”.

“Đối với diện tích đất thuộc cộng đồng quản lý, đủ điều kiện trồng rừng và cây dược liệu, huyện tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư với hình thức cho thuê đất hoặc mượn đất với thời hạn lâu năm để trồng và xây dựng cơ sở chế biến”.

 Sơn La: Nghề phụ trong mùa nhãn

 Chắc hẳn tuổi thơ của nhiều người dân ở đây từng gắn với những ngày hè đi xoáy long nhãn để kiếm vài chục ngàn sắm xách, mua que kem. Nghề xoáy long nhãn khá đơn giản, ai cũng có thể làm được, chỉ cần một chiếc “bút xoáy” bằng inox, một đầu sắc, xoáy quanh vỏ, lẩy hạt ra, khéo léo giữ phần cùi không bị rách rồi xếp vào phên.

nha-s-la-999.JPG

 Người dân có thêm nghề phụ từ xoáy long nhãn

Đối với những người xoáy long nhãn, thích nhất là xoáy nhãn cùi, nhãn ghép vì cùi dày, ít nước, năng suất cao. Còn nhãn nước dễ bị nát, năng suất lại không cao.

Bắt đầu từ giữa tháng 7, nông dân huyện Sông Mã lại tất bật bước vào vụ thu hoạch nhãn. Đây cũng là thời điểm nhu cầu thuê người làm các nghề phụ như hái nhãn, xoáy long tăng cao.

 Anh Lường Văn Bênh, bản Mường Cang (xã Mường Lầm) người chuyên hái nhãn thuê cho HTX đang cắt những chùm nhãn chín, vui vẻ: Tôi hái nhãn thuê nhiều năm rồi, cứ tranh thủ lúc nông nhàn thì ra xã Chiềng Cang hái nhãn. Những năm gần đây, nhãn được cải tạo, ghép mắt nên cho quả to thành chùm, dễ hái hơn nhiều so với giống nhãn địa phương, năng suất thu hái cũng cao hơn. Trung bình một ngày tôi hái từ 1,5 đến 2 tạ quả.

Hóa ra, công việc hái nhãn cũng cần phải có kỹ thuật để vừa thu hoạch quả cũng vừa làm cỏ để chuẩn bị cho vụ nhãn năm sau. Theo anh Bênh, chủ vườn thường yêu cầu trong lúc hái nhãn thì tỉa cành luôn, vậy nên khi bẻ chùm nhãn, anh Bênh để cuống dài chừng 20 đến 25 cm, tỉa bớt lá, cành xung quanh ngay khi kết thúc công việc hái quả.

 HTX Hoa quả Tiên Cang có hơn 25 ha nhãn giống Miền Thiết chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng ước đạt 220 tấn quả. Vào dịp thu hoạch nhãn HTX tạo việc làm cho từ 90 đến 100 lao động hái nhãn, tỉa cành, phân loại sản phẩm để cung cấp ra thị trường. Ông Ngô Đình Dũng, thành viên HTX, cho hay nhà ông có 1,2 ha nhãn ghép cho thu hoạch, ước tính sản lượng đạt 24 tấn quả.

Năm nay, nhãn được mùa, nên việc thuê người hái nhãn khá khó khăn, nhà ông nhờ anh em về các bản tìm giúp người hái thuê. Vụ này, ông thuê 13 nhân công, gồm 5 thợ chính, 8 thợ phụ. Giá nhân công cũng tăng nhẹ, từ 150 lên 170 nghìn đồng/ngày, nuôi ăn 1 bữa cơm trưa.

Với những người không có nhiều kinh nghiệm trong việc hái nhãn thì vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm trong vụ thu hoạch nhãn hàng năm, bởi các nhà vườn cũng thuê nhân công để sơ chế, phân loại và đóng gói nhãn. Công việc này thường được trả công từ 120 - 130 nghìn đồng/ngày. 

Trong vụ nhãn, ai cũng có thể dễ dàng kiếm được một công việc thời vụ, đàn ông thì đi hái nhãn thuê; phụ nữ và trẻ em thì xoáy long nhãn để kiếm thêm thu nhập. Dọc theo tuyến quốc lộ 4G qua các xã Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Nà Nghịu đến trung tâm huyện Sông Mã, không khó bắt gặp những cơ sở làm long nhãn rất đông nhân công xoáy long.

Tại “lò” làm long nhãn của chị Phạm Thùy Trang, bản C5, xã Chiềng Khoong, rất đông bà con tập trung thành nhóm 3 - 5 người, tay thoăn thoắt xoáy long, miệng rôm rả câu chuyện. Cơ sở chị Trang hiện có 97 người xoáy long thuê, từ người lớn đến trẻ em. Chị Lường Thị Mai, bản C5 nổi tiếng là người xoáy long có thu nhập cao nhất, bởi mỗi ngày xoáy được từ 80 - 90kg nhãn tươi. Nếu làm chăm chỉ từ đầu vụ đến cuối vụ cũng thu khoảng 14 triệu đồng.

Năm nay, nhãn được mùa, sản lượng khá lớn nên giá nhân công làm các nghề phụ cũng tăng. Dù chỉ là công việc thời vụ, nhưng những nghề phụ trong vụ nhãn cũng tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho không ít bà con địa phương.

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top