Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2018 | 14:24

Trồng mít Thái cho thu nhập cao

Về thôn Nam Định, xã Đak Găn (Đak Mil - Đắk Nông), hỏi nhà anh Hiển mít (tức Trần Văn Hiển), bà con ai cũng hết lời khen ngợi và thán phục.

mit_thai.jpg
Anh Trần Văn Hiển chia sẻ kinh nghiệm trồng mít Thái của gia đình.

 

Anh Hiển đã trồng nhiều loại cây trên vùng đất sỏi đá của gia đình nhưng thu nhập chẳng là bao. Đến năm 2014, anh quyết định trồng xen 500 cây mít Thái da xanh trên diện tích 2ha cùng nhiều loại cây khác. Thời gian đầu, ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật trồng trên sách báo, anh Hiển còn đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm chăm sóc mít Thái. Từ đó, anh chọn chăm sóc vườn mít Thái của gia đình theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ là chính.

Anh Hiển chia sẻ, để cho cây mít ra hoa rải vụ, vào mùa khô, cần phải tưới nước liên tục (1 tuần tưới 1 lần ) nhằm giữ bộ tán xanh tốt cho cây. Tưới bằng bét phun từ trên cao, chứ không tưới dí vào gốc, giúp mùa khô cây sẽ ra lá non, còn mùa mưa sẽ ra quả mà không cần xử lý bằng thuốc.

Muốn cây mít cho quả đạt 5- 10 kg/quả thì nên hãm trái theo cách cứ một cuống chỉ để một quả, một cây nên để 10- 15 quả. Trong quá trình mít nuôi quả, anh thường xuyên tỉa bỏ những quả mọc dày, méo, sâu bệnh và tỉa bỏ những đợt hoa ra lác đác, nhằm đảm bảo cho cây và trái phát triển tốt.

Cây mít Thái khi mới bắt đầu hình thành quả, rất cần nước và phân bón, cần bón phân thường xuyên để quả to và đẹp. Bón 2 tuần/lần khi ra hoa, quả nhỏ; bón 1 tuần/lần đến khi trái to. Thời gian bón trong vòng 3 tháng.

Anh Hiển cho biết thêm: Cây mít thường bị rầy phấn trắng, ruồi vàng, bệnh thối trái và thối nứt thân gây hại. Để phòng trừ, phải thường xuyên theo dõi vườn, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Đặc biệt, khi mưa nhiều, ẩm độ cao, cây mít thường bị các nấm bệnh tấn công gây nứt thân xì mủ, khô cành…, cần phải phun phòng các loại thuốc trừ nấm (thuốc sinh học) 3 lần/năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Qua 3 năm chăm sóc, đến năm thứ 4, vườn mít bắt đầu cho năng suất ổn định, bình quân đạt 100- 110 kg/cây. Giá bán trung bình 15.000 đồng/kg. Với 500 cây, gia đình anh thu về 750 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 191 triệu đồng, lãi hơn 550 triệu đồng/năm.

“Mít Thái trồng trên vùng đất đá sẽ cho quả nhiều múi và rất ngọt, cơm dày, vỏ mỏng, giòn; còn trồng vùng đất thịt cây rất tốt nhưng múi ăn lại nhạt”, anh nói.

Anh Hiển tâm sự thêm, để tránh bị ảnh hưởng nếu mít rớt giá, gia đình trồng xen một vài loại cây ăn quả khác. Hiện, trang trại của anh tạo công ăn việc cho khoảng 15 lao động với mức thu nhập 250.000 đồng/người/ngày. 

Bà con có nhu cầu học tập kinh nghiệm, tham quan mô hình, có thể liên hệ với anh Hiển theo số điện thoại: 01688602059.

 

 

Nguyễn Thị Xuân Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top