Năm 2022, huyện Sông Mã (Sơn La) có khoảng 100 ha nhãn chín sớm, với sản lượng gần 1.000 tấn, chỉ chiếm 1/60 sản lượng chính vụ, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nhãn chính vụ.
Còn khoảng 1 tháng nữa, nhãn chính vụ mới cho thu hoạch, nhưng những ngày này tại huyện Sông Mã, nhiều hộ dân đã bắt đầu thu hoạch nhãn chín sớm. Đây là thành quả của người nông dân, khi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, điều khiển nhãn ra hoa, đậu quả trước thời vụ.
Anh Lò Văn Châm, thành viên Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hoa Mười (HTX Hoa Mười), xã Chiềng Khoong (Sông Mã), phấn khởi, năm nay, 1 ha nhãn chín sớm của gia đình cho thu hoạch từ đầu tháng 5, được thương lái thu mua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Hiện nay, gia đình thu hái được hơn 1 tấn, dự kiến đến hết vụ thu thêm khoảng 4 tấn nữa. Cộng với 2 ha nhãn miền thiết thu hoạch đầu tháng 7 tới, dự kiến vụ nhãn năm nay, gia đình tôi thu khoảng 300 triệu đồng.
Được biết, HTX Hoa Mười hiện có gần 30 ha nhãn, trong đó, có 13 ha nhãn chín sớm. Ông Lường Văn Mười, Giám đốc HTX cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay, HTX đã thu hoạch trên 5 tấn nhãn chín sớm, chủ yếu bán cho các thương lái để chuyển về các chợ ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, giá nhãn chín sớm được thương lái thu mua với mức giá cao gấp 4-5 lần nhãn chính vụ. Nhãn chín sớm của HTX còn khoảng 20 tấn, thu hoạch từ nay đến cuối tháng 6. Đối với nhãn chính vụ, dự kiến sản lượng khoảng 80 tấn. Nhãn được chăm sóc theo quy trình VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ, đảm bảo tiêu chuẩn để tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Là một trong những HTX đi đầu tại huyện Sông Mã trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc, xã Chiềng Khương đã chuyển đổi được 7/39ha nhãn địa phương sang ghép giống nhãn chín sớm T6, canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc, tâm sự, năm 2019- 2020, vào trong miền Nam học được công nghệ dùng thuốc kích thích KN02 xử lý cho ra trái vụ, bắt đầu thấy hiệu quả, HTX cũng mạnh dạn huy động anh em, một số cây còn lại chưa chuyển đổi thì chuyển đổi sang nhãn chín sớm.
Theo bà Phạm Thị Thanh, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc cho biết, năm nay, đầu mùa giá 60.000 đồng/kg, đến hiện tại giá còn 40-45.000 đồng/kg. Được cái giá như thế này bà con cũng phấn khởi.
Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, toàn huyện có hơn 7.400 ha nhãn, trong đó, 6.000 ha đã cho sản phẩm, sản lượng năm 2022 ước đạt 60.000 tấn, trồng tập trung tại 19 xã, thị trấn. Trong đó, có khoảng 100 ha nhãn chín sớm, với sản lượng gần 1.000 tấn. Nhãn chín sớm chỉ chiếm 1/60 sản lượng, nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nhãn chính vụ. Đây là mô hình tiếp tục được huyện nhân rộng, để giảm áp lực thời vụ khi quá nhiều diện tích và sản lượng nhãn tập trung thu hoạch trong một thời điểm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.