Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân thực hiện mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô”.
Diện tích triển khai là 15ha, 10 hộ tham gia, trên địa bàn xã Xuân Phú. Các hộ được hỗ trợ 100% giống cây và một phần phân bón.
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện và UBND xã Xuân Phú tổ chức lớp tập huấn giới thiệu kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô cho các hộ tham gia.
Phối hợp với Trạm Khuyến nông cấp phát phân bón, giống cây keo BV10, BV16, BV32, được lấy tại cơ sở cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Theo ông Phạm Xuân Toán, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Phú, lâu nay nông dân chủ yếu mua các giống keo chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, vẫn còn hiện tượng ham rẻ mua giống trôi nổi. Vì vậy, khi giống keo lai trong mô hình được đưa về địa phương, thông qua mô hình, đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con.
Đặc biệt, sau khi được tập huấn, các hộ tham gia đã thực hiện đúng quy trình: đào hố trước khi trồng 10-15 ngày; kích thước hố đảm bảo 30 x 30 x 30 cm; bón phân với lượng 0,2 kg/hố, phân bón được đảo đều trong hố rồi mới trồng cây; lấp hố trước khi trồng 5-7 ngày; mật độ 1.330 cây/ha (2,5 x 3 m). Các hộ tiến hành trồng khi thời tiết thuận lợi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Chính vì vậy, hiện nay cây keo trong mô hình sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt trên 96%, cao 1,5-1,7m, sinh trưởng vượt hơn so với đại trà 10-15%.
Với thành công bước đầu, tin tưởng trong thời gian tới, cây keo trong mô hình sẽ phát triển tốt, góp phần vào công tác phát triển kinh tế tại địa phương.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.