Những năm gần đây, các vận động viên Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Thái Nguyên (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên) đã đạt được nhiều kết quả khi tham gia thi đấu các giải đấu quốc gia, quốc tế, châu lục.
Tiêu biểu là các vận động viên môn điền kinh, Karatedo, đua thuyền, Wushu, vật nam, vật nữ. Với những kết quả đã đạt được, Trung tâm vinh dự được nhận Cờ thi đua xuất sắc năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm TDTT tỉnh Thái Nguyên (phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên) được thành lập theo Quyết định số 226/QĐ- UBND ngày 23/12/1991 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với chức năng huấn luyện, đào tạo, quản lý vận động viên đội tuyển của tỉnh, nâng cao thành tích các môn thể thao; đảm bảo lực lượng vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao khu vực, toàn quốc, cung cấp vận động viên cho đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu giải thể thao quốc tế.
Hàng năm đơn vị huấn luyện, đào tạo quản lý 180 vận động viên của 15 môn thể thao. Với tổng số 47 cán bộ, huấn luyện viên, những năm qua, đơn vị đã tham gia thi đấu các giải đấu quốc gia, quốc tế, châu lục và đạt được nhiều thành tích. Trong đó, một số môn đã có nhiều vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao quốc tế, khu vực, châu lục đoạt nhiều huy chương.
Năm 2017, đơn vị hoàn thành xuất sắc vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các đội tuyển của đơn vị tham gia thi đấu toàn quốc, quốc tế đạt tổng số 262 huy chương các loại (69HCV, 89HCB, 104HCĐ). Đạt 24 VĐV kiện tướng, 42 VĐV cấp 1 quốc gia, cung cấp 19 vận động viên cho đội tuyển quốc gia. Với thành tích trên, đơn vị vinh dự được nhận Cờ thi đua xuất sắc năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Thể thao thành tích cao của Thái Nguyên đang hướng tới những mục tiêu cao hơn trong thời gian tới, đặc biệt là các đấu trường quốc tế. Hy vọng, với sự quyết liệt trong công tác huấn luyện và đào tạo, thể thao Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du, miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục khẳng định mình qua thành tích thi đấu, trước mắt là Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII năm 2018.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.