Giá trứng vịt tại Đồng Tháp hiện đã tăng lên gần 30.000 đồng/chục. Đây được xem là mức giá cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Khoảng 2 tuần trở lại đây, tại Đồng Tháp giá trứng vịt đang có chiều hướng tăng mạnh. Cách nay khoảng 1 tháng, giá trứng chỉ ở mức 18.000 - 20.000 đồng/chục, gần đây, giá trứng đã tăng lên gần 30.000 đồng/chục. Đây được xem là mức giá cao nhất trong nhiều năm gần đây. Với mức giá này nhiều người nuôi vịt tại Đồng Tháp phấn khởi.
Sau hơn 3 tháng cầm vịt tại cánh đồng từ Tam Nông cho đến Tháp Mười, mức giá 2700 đồng trên 1 trứng vịt là mức giá cao nhất mà bà Lâm Thị Suốt Xã Phú Thành A bán được.
Với mức giá này bà Suốt cảm thấy phấn khởi. "Lão nông" này nhẩm tính: Nuôi đàn vịt hơn 4.000 con. Vịt đẻ ở mức hơn 1.000 con. Giá này mỗi đêm kiếm cũng được gần 2 triệu đồng.
Tại nhiều đàn vịt chạy đồng trên khắp các đồng lúa của huyện Tháp Mười hầu hết đều có chung niềm vui lợi nhuận. Những ngày qua, giá trứng đã nhích lên thêm từ 150 - 200 đồng mỗi trứng. Nhờ vậy, dù nuôi vịt chạy đồng tốn nhiều chi phí nhưng người nuôi vẫn có lãi khá.
Nguyên nhân khiến giá trứng tăng vọt như hiện nay là do số hộ nuôi vịt đẻ giảm do giá trứng thấp trong thời gian qua. Mặc khác do lo ngại về chạy đồng, thức ăn và chi phí nên nhiều hộ nuôi không tái đàn.
Chị Trần Thị Thúy Oanh Hộ nuôi vịt chạy đồng tại Tháp Mười thông tin: Thời gian trước giá trứng vịt bấp bênh, khi rẻ giá chỉ 1.300 đồng/quả. Gần tháng nay, giá trứng đã tăng, hiện khoảng 2.700 đồng/quả.
Hiện tổng đàn vịt của tỉnh Đồng Tháp đạt trên 6 triệu con, trong đó tỉ lệ vịt đang cho trứng chiếm khoảng 30 đến 40%. Theo dự báo của ngành chuyên môn, giá trứng có thể tăng thêm trong thời gian tới. Do đó ngành cũng khuyến cáo người dân chú ý chăm sóc tốt hơn cho đàn vịt để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…