Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2019 | 10:33

TT gạch không nung ở Bắc Giang: Ưu điểm, ưu ái nhưng thiếu… thị trường

Được đánh giá là sản phẩm bền, đẹp, giá rẻ, ít tác động đến môi trường lại được Nhà nước khuyến khích sử dụng… nhưng thị trường gạch không nung (GKN) tại Bắc Giang vẫn khá ảm đạm, khó tìm đầu ra ổn định.

Thực tế này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan chức năng, giúp GKN phát triển trong thời gian tới.  

tr16.JPG
Sản xuất GKN tại Công ty cổ phần Bình Minh.

 

Khó đầu ra

Là một trong những doanh nghiệp (DN) đầu tiên ứng dụng công nghệ sản xuất GKN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ năm 2007, Công ty CP Sông Cầu Hà Bắc (huyện Việt Yên) đã đầu tư, đưa dây chuyền có công suất thiết kế 12 triệu viên/năm vào sản xuất.

Đón chúng tôi tại nhà máy, ông Diêm Đăng Dược, Phó giám đốc Công ty CP Sông Cầu Hà Bắc, chia sẻ, với 15 lao động, DN  có thể đạt công suất 15 triệu viên/năm. Cùng đó, để sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, chúng tôi đã dày công nghiên cứu, tạo ra 12 mẫu gạch như gạch đặc, gạch từ 2 đến 8 lỗ với các kích thước, chủng loại khác nhau. Chất lượng sản phẩm cũng được bảo đảm, công bố quy chuẩn hợp quy. Tuy vậy, những tháng gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm, lượng hàng tồn kho lớn, công ty chỉ sản xuất cầm chừng 50% công suất. Công nhân chỉ làm việc buổi sáng, buổi chiều cùng ngày nghỉ hoặc chuyển sang làm việc khác.  

Cách đó không xa, Công ty TNHH Xây dựng Việt Đức cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm GKN. Ông Nguyễn Quang Thịnh, quản lý sản xuất của Công ty cho biết, dù chỉ hoạt động cầm chừng nhưng với công suất 6 nghìn viên/ngày, đơn vị đang tồn kho hàng triệu viên tại xưởng. Công ty đã nỗ lực tìm nhiều cách khác nhau để tiếp cận khách hàng, tiêu thụ sản phẩm nhưng chưa có kết quả. 

Được biết, Bắc Giang hiện có 12 cơ sở sản xuất GKN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, công bố quy chuẩn hợp quy, tổng công suất thiết kế hơn 406 triệu viên/năm. Các cơ sở chủ yếu sản xuất gạch bê tông cốt liệu xi măng, mạt đá, cường độ nén khoảng 100 kg/cm2, đáp ứng các yêu cầu xây dựng công trình. Ngoài ra, còn hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát với sản lượng hàng trăm nghìn viên/năm. Đánh giá về ưu điểm của GKN, đại diện Sở Xây dựng Bắc Giang khẳng định: GKN ít ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp, giúp tiết kiệm nhiên liệu, ít làm ảnh hưởng đến môi trường; khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao; kích thước, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao, thi công không phụ thuộc vào thời tiết... Tuy vậy, hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm mới chỉ tập trung tại một số công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm

Theo quy định, các công trình đầu tư công đều phải sử dụng 100% vật liệu là GKN. Ngoài ra, khi thẩm định các công trình sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách, Sở Xây dựng Bắc Giagn cũng ưu tiên lựa chọn GKN cho các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, đô thị mới...

Tuy vậy, hầu hết các cơ sở đều gặp khó trong việc tiếp cận thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhiều lãnh đạo DN cho rằng: Những tháng gần đây, trước sức ép của việc tăng giá điện, xăng dầu, nhiều loại vật liệu xây dựng tăng giá mạnh nhưng GKN vẫn giữ ở mức ổn định. Ông Nguyễn Văn Dinh, Giám đốc Công ty CP Clever, Chủ tịch Hiệp hội GKN tỉnh Bắc Giang, chia sẻ, thị trường GKN hiện nay đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN, không chỉ trong tỉnh, một số DN tại Hà Nam, Ninh Bình cũng đưa sản phẩm về bán với giá rẻ. Nhiều trường hợp sẵn sàng bán phá giá, bán chịu dài hạn để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh những cơ sở đầu tư bài bản, sản phẩm bảo đảm chất lượng, vẫn còn hàng chục đơn vị nhỏ lẻ, chất lượng kém vẫn được một số chủ đầu tư, đơn vị thi công sử dụng, đưa vào công trình để trà trộn, hưởng giá chênh lệch, kiếm lời bất chính. Một bộ phận người dân chưa mặn mà với GKN. 

Để khắc phục khó khăn trên, ông Vũ Văn Quốc, Giám đốc Công ty CP Bình Định (huyện Lạng Giang), cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thường xuyên nghiên cứu, thay đổi mẫu mã, đáp ứng thị hiếu, công năng sử dụng của người dân. Đề nghị các cơ quan chức năng có giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, kiên quyết không cho các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn lưu thông, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp sử dụng vật liệu không đúng quy chuẩn tại các dự án, công trình xây dựng, giúp các DN sản xuất chân chính tiêu thụ sản phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Đô, Phó giám đốc Sở xây dựng Bắc Giang, khẳng định, trung bình mỗi năm, Bắc Giang có nhu cầu sử dụng khoảng 100 triệu viên GKN phục vụ các công trình đầu tư công. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho GKN phát triển. Cùng đó, tăng cường công tác kiểm tra thẩm định vật liệu tại các công trình, kiên quyết nghiêm cấm, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư khi để xảy ra tình trạng gian lận, trà trộn vật liệu không đủ tiêu chuẩn vào các công trình. Đồng thời, đề nghị Công an, Cục Quản lý thị trường tỉnh và UBND các huyện, xã thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp sản xuất, vận chuyển vật liệu không đạt tiêu chuẩn.

 

Theo Sở Xây dựng Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 100 cơ sở sản xuất gạch, ngói các loại, tổng công suất khoảng 2 tỷ viên/năm. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, sản phẩm còn được tiêu thụ rộng rãi tại các tỉnh, thành phố trong khu vực. Hiện nay,

quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được dỡ bỏ, UBND tỉnh Bắc Giang khuyến khích phát triển GKN theo hướng sản xuất gạch nhẹ, chất lượng cao.

 

 

 

 

Hồng Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top