Tập đoàn T&T Group và Cty Gen X Energy (Mỹ) đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về kế hoạch dự kiến đầu tư DA Trung tâm nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, Bến chuyên dụng và kho khí hóa lỏng LNG - Cái Mép Hạ, tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD.
Theo báo cáo của Công ty Gen X Energy, Dự án Tổ hợp khí hóa lỏng LNG Cái Mép Hạ gồm: 2 bến chuyên dụng tiếp nhận khí hóa lỏng LNG (chiều dài mỗi bến khoảng 500m, phục vụ cho tàu trọng tải 100.000DWT); kho chứa khí hóa lỏng LNG, hệ thống hóa hơi, hệ thống vận chuyển khí… Tổng diện tích sử dụng khoảng 200ha.
Dự án sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn gồm: giai đoạn I (dự kiến vận hành năm 2023), Giai đoạn II (hoàn thành năm 2026) và giai đoạn III (hoàn thành năm 2030). Theo đó, tổng công suất hóa khí đạt 9 triệu tấn/năm; tổng công suất bể chứa LNG là 800.000m3; công suất phát điện tăng 6.000MW.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá cao về Dự án Trung tâm nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, Bến chuyên dụng và kho khí hóa lỏng LNG - Cái Mép Hạ mà Tập đoàn T&T Group và Công ty Gen X Energy đề xuất. Đây là dự án có quy mô vốn lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với các tiêu chí về thu hút đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ sớm có văn bản xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các thủ tục pháp lý để Tập đoàn T&T Group và Công ty Gen X Energy sớm triển khai dự án.
Trước đó, tại đề án Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được phê duyệt đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu “cần nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận LNG nhập khẩu với khối lượng khí tương đương từ 1 đến 4 tỷ m3/năm (750 ngàn - 3 triệu tấn/năm LNG) cho giai đoạn 2021-2025 và từ 6 đến 10 tỷ m3/năm (4,5 triệu -7,5 triệu tấn/năm LNG) giai đoạn 2026 – 2035”. Lượng LNG nhập khẩu này sẽ phục vụ chủ yếu cho sản xuất điện nhằm giảm thiểu nhiệt điện than trong mục tiêu giảm phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là khí nhà kính CO2.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…