Ngay sau khi nước lụt rút, gần 100 nhân công của Hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La đã trở lại với công việc của mình. Hoạt động sản xuất ở đây đang diễn ra tập nập để có đủ sản phẩm cung cấp đến khách hàng.
Có mặt tại HTX mây tre đan Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) những ngày này chắc nhiều người sẽ không nghĩ rằng trước đó ít lâu nơi đây đã bị ngập sâu trong nước lũ. Theo ghi nhận của phóng viên, gần 100 cán bộ quản lý và công nhân của HTX mây tre đan Bao La đang làm việc rất tấp nập.
Các cán bộ quản lý của HTX hối hả đi lại để kiểm tra tiến độ công việc cũng như chất lượng nguyên liệu trong xưởng... Gần 100 công nhân được chia theo từng xưởng nhỏ đang làm việc luôn tay.
Vừa canh lò sấy, bà Quyên (64 tuổi) - một công nhân đã làm việc tại HTX mây tre đan Bao La 12 năm cho biết, vừa qua toàn bộ khu vực này bị ngập sâu trong nước nên công nhân phải nghỉ việc hơn 10 ngày.
Cụ No (84 tuổi) - một công nhân khác của HTX mây tre đan Bao La chia sẻ, ngay sau khi nước lụt rút, cơ sở đã được dọn dẹp và trở lại hoạt động ngay. Hiện tại, các bộ phận của HTX đang phải tăng cường làm việc để có sản phẩm cung cấp đến khách hàng một cách kịp thời.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, Chủ nhiệm HTX mây tre đan Bao La Võ Văn Dinh cho hay, đơn vị đã được chuyển sang cơ sở sản xuất mới khang trang hơn và được thiết kế cao hơn cơ sở cũ tuy nhiên vừa qua vẫn bị ngập trong nước.
“Khi xây dựng cơ sở mới này các đơn vị đã tính toán làm móng cao hơn so với mức lụt năm 2017. Tuy nhiên, vừa qua các xưởng sản xuất, phòng làm việc, phòng trưng bày… vẫn bị ngập lụt. Chỗ cao nhất cũng bị ngập đến 60 cm”, ông Dinh trao đổi.
“Đợt ngập lụt vừa qua cũng khiến cho nhiều sản phẩm đã hoàn thành của chúng tôi bị ẩm mốc. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục dọn dẹp, mặt khác đưa các sản phẩm bị ẩm mốc ra xử lý làm sạch lại và đặc biệt là phải tăng cường sản xuất để kịp các đơn hàng đã đặt với khách”, ông Dinh nói tiếp.
Ông Dinh cho biết thêm, hiện tại 80% hàng hóa sản xuất tại HTX mây tre đan Bao La được xuất khẩu đi nước ngoài, 20% hàng hóa còn lại được phân bổ đến các thị trường trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Đà Lạt… Ông Dinh nói: “Chúng tôi đã liên kết với đơn vị trung gian tại Hà Nội, họ gom hàng lại và xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó chủ yếu là Trung Quốc”.
Chủ nhiệm HTX mây tre đan Bao La nhận định, quãng thời gian bị ngập lụt đã khiến cho các đơn hàng bị chậm một chút nhưng sẽ được bổ sung một cách kịp thời. Đặc biệt, nếu không có gì trở ngại các chuyến hàng từ nay đến tết sẽ được sản xuất và giao đúng dịp cho khách hàng.
“Tính bình quân mỗi lao động ở đây thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Từ khi thành lập đến nay, năm nào chúng tôi cũng có quà và thưởng Tết cho người lao động. Năm nay, có nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 và lũ lụt, tuy nhiên, từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ tăng cường sản xuất để đảm bảo nguồn hàng cũng như doanh thu và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Chúng tôi có cơ sở để thực hiện được điều này vì nguồn nguyên liệu rất dồi dào và đội ngũ công nhân có tay nghề cao”, ông Dinh chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.