Những năm qua, TT Khuyến nông Quảng Nam đã làm tốt vai trò cầu nối, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, tạo sự liên kết tổ chức sản xuất, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nông dân.
Thạc sỹ Võ Văn Nghi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, cho biết: Năm 2016, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm đã làm việc và kết nối với trên 50 doanh nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hiện, đã có Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam, Công ty TNHH Chế biến thức ăn gia súc Hoàng My liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên cánh đồng gần 300ha ngô lai vụ đông xuân 2015-2016 tại huyện Nông Sơn. Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam, Trung tâm Chuyển giao KHCN và Khuyến nông (Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung Bộ) tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên 30ha lạc và 100ha ngô lai vụ hè thu 2016 tại thị xã Điện Bàn, thực hiện sản xuất kết hợp với bao tiêu 100% sản phẩm.
Công ty TNHH Việt Hoa mua 550 tấn ớt cho bà con Quảng Nam ở giai đoạn cuối vụ, khi giá ớt giảm, thu mua cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg. Tiếp tục làm việc với Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Việt Thắng và các địa phương xúc tiến quy hoạch liên kết sản xuất, bao tiêu gần 100ha ớt lai phục vụ xuất khẩu.
Năm 2017, Trung tâm tiếp tục kết nối, giúp đỡ các doanh nghiệp như: Công ty TNHH TMDV Việt Thắng ký hợp đồng hợp tác sản xuất ớt bao tiêu tại Nông Sơn, Tam Kỳ. Kết quả, Công ty hợp tác sản xuất và bao tiêu 12ha ớt tại huyện Nông Sơn và 4ha tại HTX Nông nghiệp Đông Hành (xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ).
Công ty Việt Hoa mua ớt cho nông dân bằng giá Công ty TNHH TMDV Việt Thắng, nhờ đó giúp giá ớt ổn định ở mức chấp nhận được, tránh bị tư thương thu gom ép giá.
Công ty Đông Phương sản xuất thử củ cải, bí đỏ Nhật thành công, làm cơ sở để công ty ký kết với các HTX nông nghiệp trong tỉnh sản xuất bao tiêu sản phẩm ổn định trong thời gian tới. Hiện, công ty đã xây dựng nhà máy chế biến rau quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho Nhật.
Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam còn phối hợp với Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh, UBND các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên khảo sát chọn điểm để Công ty Dâu tằm Mỹ lựa chọn nghiên cứu đầu tư.
Phối hợp làm việc với Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đẩy mạnh chứng nhận cơ sở sản xuất an toàn. Hỗ trợ Công ty CP Hưng Trung Việt xây dựng và cấp mã Code cho sản phẩm lúa đen sản xuất hữu cơ tại xã Bình Quý, huyện Thăng Bình.
Đến nay, ngành nông nghiệp Quảng Nam đã thực hiện liên kết sản xuất với 46 doanh nghiệp, trên 5.200ha sản xuất các loại cây trồng, tăng 850ha so năm 2016. Liên kết, liên doanh trong lĩnh vực chăn nuôi có trên 60 cơ sở, chủ yếu với Công ty CP chăn nuôi CP và Công ty TNHH Thái Việt. Hiện có 39 doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu, xúc tiến đầu tư chăn nuôi.
Năm 2017, UBND tỉnh đã hỗ trợ thực hiện 5 chuỗi sản phẩm an toàn tại Thăng Bình và Đại Lộc, gồm: thịt heo, nước mắm, rau, thịt gà, trứng gà và duy trì các chuỗi thịt. Đến nay, các sản phẩm đã được kết nối tiêu thụ tại TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
“Thời gian tới, công tác khuyến nông tiếp tục đổi mới, chú trọng việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng các mối liên kết sản xuất theo chuỗi”, Thạc sỹ Võ Văn Nghi cho hay.
Hải Yến
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.