Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 6 năm 2021 | 17:25

Tư lệnh ngành Nông nghiệp: Bắt tay ngay vào chuyển đổi số để không lỡ nhịp đoàn tàu

Tư lệnh ngành Nông nghiệp khẳng định, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bắt tay ngay vào chuyển đổi số để không lỡ nhịp đoàn tàu và mong nền nông nghiệp được định vị và minh bạch dữ liệu thông tin, để vươn xa hơn.

 

tem-truy-xuat-nguon-goc.png
Sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

“Từ trước đến nay, chúng ta đã nói nhiều đến kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng rồi nhạt nhòa dần. Tôi mong toàn ngành nông nghiệp phải hiểu không ai muốn lỡ nhịp tàu, đứng ở sân ga nhìn thiên hạ chuyển động về phía trước, mà phải dũng cảm nhảy lên đoàn tàu đó để khởi hành".

Đó là nhấn mạnh của Tư lệnh ngành Nông nghiệp - Lê Minh Hoan tại Hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, do hai bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức hôm nay (18/6) tại Hà Nội. Tư lệnh ngành nông nghiệp khẳng định, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ bắt tay ngay vào chuyển đổi số để không lỡ nhịp đoàn tàu.

Chuyển đổi để vươn xa

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, sự mù mờ về thông tin  như hiện nay sẽ làm ngắt quãng cung - cầu. Người sản xuất mù mờ về thị trường, trong khi thị trường mù mờ về sản xuất. Hệ lụy của sự mù mờ này dẫn đến hệ quả phải giải cứu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong nền nông nghiệp được định vị và minh bạch dữ liệu thông tin, để vươn xa hơn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số không phải là cái gì quá đao to búa lớn mà thực chất là cách làm nông nghiệp khác đi nhờ dữ liệu và công nghệ số.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, áp dụng chuyển đổi số, những nông dân số sẽ không phải "trông trời, trông đất, trông mây" để sản xuất như truyền thống mà có thể trông vào dữ liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp.

"Nông dân không chỉ mua vật tư nông nghiệp mà còn mua cả dữ liệu" - ông Dũng khẳng định.

 

img6402-1623992507436364525316.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì hội nghị.

 

Cũng theo ông Dũng, áp dụng chuyển đổi số, có thể cho phép nông dân bán nhiều thứ chứ không chỉ bán sản phẩm nông sản đơn thuần. Trước đây, bà con chăm sóc theo kinh nghiệm, ai biết việc của người nấy, nhưng thời đại số dữ liệu số càng chia sẻ thì càng có giá trị, nhiều người dùng thì dữ liệu sẽ lớn hơn và hình thành một hệ sinh thái.

"Nông nghiệp số không phải là một khái niệm quá mới, phụ thuộc vào việc chúng ta làm như thế nào, mỗi người chúng ta có thể bổ sung góc nhìn nữa của mình về chuyển đổi số" - ông Dũng nói.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp cũng chính là một giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất và kết nối thị trường tiêu thụ hiệu quả.

"Chuyển đổi số cho phép nông dân bán cả sự trải nghiệm, trước bán nải chuối bà con mang ra chợ bán trực tiếp cho người mua nhưng áp dụng công nghệ số, vườn chuối được kết nối trên mạng thì người nông dân có thể bán cho người mua cả một quy trình chăm sóc, rồi cây chuối đó ngay từ khi còn nhỏ để người mua có thể giám sát quy trình chăm sóc mà không cần một khu vườn nào cả" - ông Dũng nêu ví dụ.

Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp

Mới đây Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Theo đó, nội dung chuyển đổi số trong nông nghiệp tầm nhìn đến năm 2030 là chuyển đổi số trong nông nghiêp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Mục tiêu đến năm 2025 là phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số,..;ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

 

tải-xuống.jpg

Ứng dụng công nghệ số tạo đà cho nông nghiệp công nghệ cao.

 

Mục tiêu cũng đặt ra đến năm 2025, 80% cơ sở dữ liệu về Nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng. Và cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Đồng thời, xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Bên cạnh đó, cần xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân năng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đưa ra giải pháp thực hiện và yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số rộng rãi, qua nhiều kênh truyền thông, mà chủ yếu là hệ thống cổng thông tin điện tử và các trang tin điện tử của các đơn vị.

Theo đó, người đứng đầu tại mỗi đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng việc gắn nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin với mục tiêu chuyển đổi số, cải cách văn hóa, phương thức làm việc và các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số an toàn, tích cực.

Đặc biệt, các đơn vị cần động phối hợp với doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới (như trí tuệ nhân tạo - AI, chuỗi khối - blockchain, thực tế ảo/thực tế tăng cường - VR/AR), các giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường và các phương thức mới dựa trên công nghệ số./.

 

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT có 113 loại cơ sở dữ liệu và 32 phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, công việc chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… Một số cơ sở dữ liệu cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành chung của Bộ.

Ứng dụng CNTN trong phát triển kinh tế, Bộ NNPTNT đã thành lập 3 khu nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao (CNC), 9 vùng  nông nghiệp ứng dụng CNC, 45 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ 4.0 như công nghệ không gian, GIS, Viễn thám, IOT, Big data, AI,… công nghệ thông tin trong dự báo nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp; dự báo, phân tích chính sách, thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần hỗ trợ nông nghiệp.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top