Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 7 năm 2020 | 8:40

Tuyên Quang: Ban hành kế hoạch tạo sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành kế hoạch thực hiện việc đột phá, đổi mới năm 2020 và giai đoạn 2020-2025. Theo đó, nhiều mục tiêu mang tính đột phá của ngành nông nghiệp đã được đặt ra.

trong-rung.jpg
 Rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC tại Tuyên Quang đang mang lại hiệu quả cao (Ảnh Cao Huy).

 

Để khai thác thế mạnh về kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi trâu hàng hóa và nuôi trồng các loài cá đặc sản để phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Tuyên Quang. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang yêu cầu các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ phải thực hiện với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung Kế hoạch thực hiện việc đột phá, đổi mới năm 2020 và giai đoạn 2020 - 2025.

Theo kế hoạch đến năm 2020, trong phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa, Tuyên Quang sẽ có trên 600 con nghé đẻ ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; khối lượng nghé sơ sinh tăng từ 10-20% so với phối giống trực tiếp. Tổ chức chăn nuôi trên 1.500 con trâu thịt theo chuỗi liên kết.

Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11.288 ha. Số lồng nuôi cá phấn đấu đạt 2.200 lồng (số lượng lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao trên sông, hồ thủy điện chiếm 50%). Sản lượng thủy sản 8.246 tấn/năm (trong đó sản lượng cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao 785 tấn/năm, cá truyền thống 7.461 tấn/năm).

Khâu sản xuất giống thuỷ sản được quan tâm. Toàn tỉnh sẽ sản xuất, dịch vụ được 70 triệu con cá truyền thống; 0,6 triệu con cá giống đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, Sở NN&PTNT Tuyên  Quang sẽ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng 10.000 ha rừng tập trung, khai thác 880.000 m3 gỗ rừng trồng. Hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035.

Trong năm 2020, ngành nông nghiệp Tuyên Quang phát triển từ 03 đến 05 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản sản xuất theo chuỗi cung cấp cho các siêu thị, trung tâm thương mại.

Trong phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025, Sở NN&PTNT Tuyên Quang xác định hình thành vùng sản xuất trâu giống tại huyện Chiêm Hóa.

Có khoảng 16.000 con trâu, nghé có chất lượng, được sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo, hoặc phối giống trực tiếp từ trâu đực đủ tiêu chuẩn phối với trâu cái nền. Tăng 15-20% sản lượng thịt trâu hơi thương phẩm; giá trị kinh tế chăn nuôi trâu tăng 10-15%. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết với các trang trại, gia trại để xây dựng mô chăn nuôi trâu, chế biến sản phẩm thịt trâu.

Trong giai đoạn này, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.274 ha. Số lồng nuôi cá 2.728 lồng (trong đó trên 50% nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao). Sản lượng thủy sản đạt 19.087 tấn/năm (trong đó cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao 1.306 tấn/năm, cá truyền thống 17.781 tấn/năm). Đến năm 2025, toàn tỉnh sản xuất, dịch vụ được 80 triệu con cá truyền thống; 01 triệu con cá giống đặc sản.

Riêng về phát triển kinh tế lâm nghiệp, chỉ tiêu này được bổ sung vào Kế hoạch sau khi Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt.

Đặc biệt, Sở NN&PTNT sẽ xây dựng từ 01 đến 02 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của  tỉnh đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Giám đốc Sở NN&PTNT Tuyên Quang yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo có giải pháp cụ thể, rõ ràng, hiệu quả, gắn với chức trách, thẩm quyền theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hàng năm, xác định những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng chương trình công tác của đơn vị để thực hiện với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, có hiệu quả nội dung được giao tại Kế hoạch này.

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top