F&N Dairy Investments do tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát sẽ nhận hơn 460 tỷ đồng cổ tức từ Vinamilk.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã CK: VNM) vừa thông qua quyết định tạm ứng cổ tức đợt một năm 2017 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt (2.000 đồng mỗi cổ phiếu). Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến là 31/8.
Với hơn 1,45 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Vinamilk sẽ phải chi ra khoảng 2.900 tỷ đồng cho việc chi trả cổ tức. Trong danh sách này, hai cổ đông lớn nhất của công ty hiện tại là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và F&N Dairy Investments sẽ nhận về lần lượt 1.142 tỷ và 460 tỷ đồng.
F&N Dairy Investments hiện là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk và có đại diện là ông Lee Meng Tat trong Hội đồng quản trị. Nhà đầu tư này thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, bắt đầu rót vốn vào Vinamilk từ 2005.
Cuối năm 2016, F&N Dairy Investments cùng với F&NBev Manufacturing đã chi gần 500 triệu USD (tương đương khoảng 11.286 tỷ đồng) để mua 60% khối lượng cổ phiếu do SCIC chào bán công khai theo phương án thoái vốn nhà nước. Mức giá mua vào tại thời điểm đó cao hơn so với thị trường gần 7%.
F&N Dairy Investments cũng vừa đăng ký mua thêm hơn 14,5 triệu cổ phiếu VNM của Vinamilk thông qua giao dịch thoả thuận và khớp lệnh trên sàn, trong thời gian từ 24/7 đến 22/8.
Giá trị giao dịch ước tính hơn 2.200 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư này sẽ tăng từ 16,04% lên 17,04%.
Từ giữa tháng 4, F&N Dairy Investments đã bắt đầu đăng ký mua khối lượng lớn cổ phiếu của Vinamilk nhằm mục đích đầu tư. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường không phù hợp nên qua 3 lần giao dịch cổ đông này chỉ gom thêm được 5 triệu cổ phiếu.
Tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư này đã 6 lần thất bại trong việc gom cổ phiếu Vinamilk. Trong quý I, tập đoàn cũng hai lần đăng ký mua 21,7 triệu cổ phiếu nhưng kết quả chỉ ghi nhận hơn 13 triệu cổ phiếu được sang tay.
Theo Minh Sơn/VnExpress.net
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…